TIỂU LUẬN NGƯỜI KHUYẾT TẬT |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: MỤC LỤC

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận công tác xã hội với trẻ em khuyết tật
  • Tiểu luận Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật
  • Luận văn công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận an sinh xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận công tác xã hội với người cao tuổi
  • Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận về người khuyết tật
 
TIỂU LUẬN NGƯỜI KHUYẾT TẬT

TIỂU LUẬN NGƯỜI KHUYẾT TẬT

MỤC LỤC


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................Trang 2
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG...............................................................................Trang 3
I. Một số khái niệm liên quan................................................................................Trang 3
1. An sinh xã hội....................................................................................................Trang 3
2. Người khuyết tật................................................................................................Trang 4
3. Công tác xã hội..................................................................................................Trang 4
II. Thực trạng người khuyết tật.............................................................................Trang 5
1. Nước ta...............................................................................................................Trang 5
2. Tiền Giang.........................................................................................................Trang 6
3. Những khó khăn tồn tại của NKT trong cuộc sống..........................................Trang 7
III. Mục tiêu, giải pháp trợ giúp NKT trên tỉnh Tiền Giang.................................Trang 8
1. Mục tiêu.............................................................................................................Trang 8
2. Giải pháp............................................................................................................Trang 9
VI. Vai trò CTXH đối với NKT..........................................................................Trang 10
PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................Trang 12

Trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII)

PHẦN MỞ ĐẦU


Ước muốn có một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc là ước muốn ngàn đời của con người. Nhưng cuộc sống của con người không phải lúc nào cũng êm ả, thuận buồm xuôi gió mà ngược lại con người luôn phải đối mặt với rủi ro, thiên tai, dịch hoạ, bệnh tật, ốm đau, sức yếu tuổi già, khủng hoảng kinh tế – xã hội. Luôn rình rập, đe doạ tới sự an toàn cuộc sống, vì thế An sinh xã hội cũng là nguyện vọng, là ước muốn của mỗi con người

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân và vì dân. Mục tiêu chiến lược “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hiện có trong từng giai đoạn, Nhà nước ta đã dần dần thể chế hoá các hoạt động đó bằng hệ thống pháp luật an sinh xã hội, tạo khung pháp lý cho mọi người dân, đặc biệt các đối tượng yếu thế, thiệt thòi, dễ bị tổn thương được bảo vệ chăm sóc. Để đạt được tiến bộ và công bằng xã hội,
việc trợ giúp các đối tượng tượng yếu thế trong xã hội không chỉ là nhiệm vụ, trách nhiệm của Nhà nước và nhân dân mà còn chứa đựng cội nguồn của truyền thống nhân văn, đạo lý tốt đẹp của một dân tộc có bề dày lịch sử hàng nghìn năm.
Bảo vệ giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội là việc làm thường xuyên của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương, để phát huy sức mạnh cộng đồng sự phối hợp của các tổ chức xã hội và hợp tác quốc tế.
Qua thời gian được nghiên cứu môn học An sinh xã hội và việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội tại địa phương, tôi lựa chọn đề tài : “ An sinh xã hội với người khuyết tật – Thực trạng, giải pháp và vai trò công tác xã hội với người khuyết tật ở Tiền Giang”.

PHẦN NỘI DUNG

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

1. An sinh xã hội


1.1 Định nghĩa


An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt.


1.2 Các hợp phần tạo thành hệ thống ASXH


- Chính sách và các chương trình thị trường lao động tích cực mà trọng tâm của nó là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp (chính sách Bảo hiểm thất nghiệp).
- Chính sách Bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm các chế độ hương trí, mất sức lao động, ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất.
- Chính sách Bảo hiểm y tế bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi.
- Chính sách trợ giúp đặc biệt- chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với nước.
- Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế (đối tượng xã hội) bao gồm trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội; trợ giúp về y tế, giáodục, dạy nghề và tạo việc làm, tiếp cận các công trình công cộng, hoạt động văn hoá thể thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ trước đến nay hay gọi là cứu trợ
khẩn cấp cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai.
- Chính sách và các chương trình trợ giúp người nghèo.


2. Người khuyết tật (NKT)

2.1 Định nghĩa


Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.


2.2 Các dạng khuyết tật


- Khuyết tật vận động
- Khuyết tật nghe, nói
- Khuyết tật nhìn
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần
- Khuyết tật trí tuệ
- Khuyết tật khác.

3. Công tác xã hội (CTXH)


- Công tác xã hội (CTXH) được xem như là một nghề mang tính chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói, bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng...
- Tuy nhiên ở Việt Nam, CTXH thường được nghĩ như là một việc làm từ thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như công tác từ thiện, cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH.

READ  tiểu luận cao học Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở đảng bộ xã long kiến, - Tài liệu text

3.1 Khái niệm 1:


- Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục tiêu.
- CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạo ho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.


3.2 Khái niệm 2:

Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP. Nó không phải là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình.


3.3 Khái niệm 3:


Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường.


3.4 Khái niệm 4:

Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.


II. THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT


1.Nước ta

Theo thống kê mới đây của Viện nghiên cứu và Phát triển xã hội và Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội tại, hiện cả nước có khoảng 6,7 triệu người khuyết tật, chiếm 8% dân số, trong đó có +84888672676 NKT nặng, có tới 42% NKT tự đánh giá tình trạng sức khoẻ của mình kém hơn rất nhiều so với người không khuyết tật; khoảng 20% NKT và 95% NKT nặng trong độ tuổi lao động không đi làm.
Tỷ lệ NKT có thu nhập bao gồm lương, trợ cấp và phúc lợi ngoài lương thấp hơn nhiều so với người không khuyết tật, khoảng một nửa số NKT có mức lương tháng trung bình từ 1,25 triệu đồng trở xuống. Ngoài ra, vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử với NKT vẫn đang diễn ra hàng ngày và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, lao động, học tập của NKT.

Hiện số NKT bị kỳ thị cao nhất là dạng khuyết tật giao tiếp với 95,5%, khuyết tật trí não là 81% và khuyết tật trong tự chăm sóc bản thân là 80%.
Mặc dù trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ NKT nhưng vẫn còn những vấn đề mà NKT đang gặp phải vẫn là sự kỳ thị và phân biệt đối xử, số đông NKT chưa biết hoặc chưa có điều kiện, khả năng tiếp cận, hiểu biết về những chính sách ưu đãi dành cho họ..., điều đó đã dẫn đến khả năng hòa nhập và phát triển của NKT bị hạn chế. Mặt khác, NKT thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết của cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm.
Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp NKT tiếp cận với các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để NKT trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường. Nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho NKT có điều kiện tiếp cận để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt
được các quyền của họ theo quy định của pháp luật...


2. Tiền Giang


Dân số Tiền Giang năm 2012 có khoảng +84888672676 người, trong đó có đến 8.219 người đang hưởng chính sách thương bệnh binh, 1.407 nạn nhân chất độc da cam/dioxin, 1.024 người khuyết tật do tai nạn lao động, 1.269 trẻ em khuyết tật đang học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục mầm non, trường tiểu học, trường chuyên biệt và can thiệp sớm tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, +84888672676 đối tượng là người khuyết tật đang hưởng chính sách bảo trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng, 180 đối tượng là người khuyết tật đang chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
tại Trung tâm Công tác xã hội tỉnh. Tình trạng người khuyết tật vẫn còn là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đời sống người khuyết tật tại cộng đồng còn rất nhiều khó khăn, phần lớn thuộc diện gia đình nghèo, sống ở khu vực nông thôn, thiếu tư liệu sản xuất; chủ yếu là dựa vào người thân, gia
đình, sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, hưởng các chế độ, chính sách và trợ cấp xã hội hàng tháng. Hiện nay, điều kiện giao thông nông thôn còn nhiều khó khăn, nên người khuyết tật gặp nhiều trở ngại trong việc đi lại, giao tiếp xã hội, phát triển kinh tế gia đình.
Một số người khuyết tật không được đến trường, một số được tiếp cận giáo dục nhưng trình độ chỉ ở mức biết đọc biết viết hoặc trình độ cấp tiểu học, trung học cơ sở, rất ít người khuyết tật có trình độ trung học phổ thông, đại học. Đa số người khuyết tật chưa qua đào tạo nghề, có người khuyết tật ở vùng thành thị được đào tạo nghề, nhưng có việc làm rất ít; điều này ảnh hưởng đến đời sống của người khuyết tật.

READ  Danh sách đề tài tiểu luận quản trị nguồn nhân lực mới 2020


3.Những khó khăn tồn tại của NKT trong cuộc sống

3.1 Kì thị


- Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào:

Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật

Tỉ lệ quan điểm đồng ý
98% đến 99%

Đáng thương

18% đến 32%

Người khuyết tật là người ỷ lại
Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường
Người khuyết tật bị như vậy là do số phận
Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật

40% đến 59,4%
56% đến 65%

14% đến 21%

như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước
17%
Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen

- Và những con số thống kê về người khuyết tật bị phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình (dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật, bởi người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ):
• Coi thường người khuyết tật (16%);
• Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);
• Coi là vô dụng (20,7%);
• Thường xuyên lăng mạ (14,2%);
• Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);
• Bỏ rơi (7,1%);
• Không cho ăn (4,3%);
• Khóa/xích trong nhà (10,2%);
• Bắt đi ăn xin (1,5%).

3.2. Tâm lý


Tâm lý của khá đông người khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những người bình thường khác. Nhiều người khuyết rất nhạy cảm hay mặc cảm ngoại hình, tức là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể của mình đến nỗi chẳng muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập.


3.3 Việc làm


- Việc làm đối với người khuyết tật luôn là một trong câu hỏi lớn cần được cả cộng đồng cùng tìm lời giải. Không ít doanh nghiệp hoặc cá nhân hiện không chịu nhận người khuyết tật vào làm việc; chính vì doanh nghiệp chưa mạnh dạn 'mở lòng' nên tỷ lệ người tàn tật thất nghiệp vẫn còn cao. Nhiều người tàn tật bằng nghị lực đã vươn lên, bằng mọi cách mong tìm được công việc phù hợp để không là gánh nặng của gia đình và xã hội nhưng cũng khó có việc làm ổn định. Sự khiếm khuyết trên cơ thể
không chỉ là nỗi đau thể chất mà còn là vật cản khiến họ không tự tin hòa nhập với cộng đồng.
- Việc làm không chỉ đem lại niềm vui, thu nhập cho người khuyết tật mà còn là cầu nối giúp họ tự tin, hòa nhập với cuộc sống.


3.4 Khó khăn khác


Ngoài những vấn đề nêu trên thì đa số người khuyết tật còn phải gánh chịu những vấn đề khó khăn khác trong cuộc sống như: nghèo đói, hôn nhân, học tập và các dịch vụ xã hội (y tế, văn hóa, thể thao,…).


III. MỤC TIÊU,GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TRỢ


GIÚP NKT TRÊN TỈNH TIỀN GIANG


1.Muc tiêu từ giai đoạn 


- Xóa bỏ kì thị, phân biệt đối xử với NKT. Đồng thời tạo sự tự tin, dẹp bỏ mặc cảm của NKT trong cuộc sống bằng những giải pháp tích cực.
- Hàng năm, 85% số người khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 65% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm và can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 3.500 người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.
- 90% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường học hòa nhập, số còn lại được tiếp cận giáo dục.

- Trên 50% người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp.
- Trên 55% công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; bến xe, bến phà; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
- Ít nhất 45% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương.
- 40% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
- 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; 40% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao.
- 100% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- 90% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực về quản lý, chăm sóc, hỗ trợ, tổ chức điều hành, phối hợp liên ngành và giám sát, đánh giá trong công tác trợ giúp người khuyết tật; 60% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 50% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.


2. Giải pháp


- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về người khuyết tật với các vấn đề liên quan.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng
- Tăng cường đầu tư nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp người khuyết tật.
- Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động, chính sách trợ giúp người khuyết tật ở các cấp theo quy định của pháp luật đảm bảo tính chính xác, công bằng, minh bạch và hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp người khuyết tật tiếp cận giáo dục.
Triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật
trong các cơ sở giáo dục.

READ  Download Mẫu bìa Word - Tổng hợp mẫu bìa Word đẹp 2020, mẫu bìa luận v

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề cho người khuyết tật tại Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển giáo dục hòa nhập, các trường dạy nghề và các Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm; Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
- Triển khai các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng phù hợp với người khuyết tật. Đối với các công trình công cộng như: khu bán vé, khu dịch vụ, khu vệ sinh, thang máy, điểm rút tiền, lối thoát nạn phải tính đến nhu cầu sử dụng của người khuyết tật. Tại lối vào các công trình công cộng phải bảo đảm tiêu chuẩn tiếp cận; khu vực dành cho đối tượng ưu tiên phải có ký hiệu, biển báo để người khuyết tật nhận biết, sử dụng.


VI. VAI TRÒ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NKT


Người khuyết tật cũng là một công dân, họ gặp khó khăn, hạn chế về đi lại, tham gia các hoạt động cộng đồng, học tập, giao tiếp, ngoài ra họ có những đặc điểm tâm lý khác biệt và gặp nhiều rào cản hơn so với những nhóm yếu thế khác trong xã hội... Mặc dù vậy, họ cũng có những thế mạnh, nhu cầu, ước mơ như bất cứ ai. Bởi vậy, sự tham gia tư vấn, tham vấn, hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội sẽ góp phần tạo dựng niềm tin, mở ra nhiều cơ hội mới cho NKT.
Từ thực tế này, sự tham gia của nhân viên CTXH sẽ giúp NKT tiếp cận với các nguồn lực, tư vấn cho họ phát huy khả năng, trình độ để NKT trở nên mạnh mẽ hơn, tự tin sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, có cơ hội được lao động, học tập như những người bình thường. Nhân viên CTXH cũng sẽ tham vấn cho NKT có điều kiện tiếp cận để được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, làm việc, trợ giúp pháp lý, giúp họ hiểu và nắm bắt
được các quyền của họ theo quy định của pháp luật...

Nhân viên CTXH cũng có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong tiến trình tạo ra sự thay đổi tích cực đối với đời sống của NKT, thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để NKT dễ dàng hòa nhập xã hội.
Nhân viên CTXH còn là người tư vấn, giới thiệu những chính sách an sinh xã hội mà NKT được hưởng như miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, tiếp cận dễ dàng hơn với các công trình, phương tiện giao thông công cộng, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và tham gia đào tạo kỹ năng sống, tổ chức các dịch vụ nâng cao khả năng sống độc lập của NKT.

CTXH là một nghề mới ở Việt Nam và là mô hình hoạt động chuyên môn hiệu quả hướng đến trao quyền và nâng cao chất lượng sống của các đối tượng yếu thế, trong đó có NKT. Cùng với việc ban hành Luật NKT (năm 2010), định hướng phát triển xã hội đến năm 2020 và đề án phát triển nghề CTXH, CTXH với NKT sẽ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ, tư vấn, giảm sự kỳ thị, phân biệt với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên công tác này nó đang phải đối mặt với những cơ hội và thách
thức rất lớn. Bởi vậy, đòi hỏi phải xây dựng mô hình CTXH cho NKT có tính bền vững và hiệu quả cao, cần dựa trên cách hiểu chung về vấn đề khuyết tật và hệ thống chính sách, dịch vụ xã hội hiện hành, cũng như dựa trên cách tiếp cận về hòa nhập xã hội. Mặt khác, đội ngũ nhân viên CTXH cũng cần có những kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp, giữ vững những giá trị nghề và phải có sự linh hoạt cần thiết trong hoạt động thực tiễn.

PHẦN KẾT LUẬN

Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ của dân số thế giới, trong bất kỳ một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu chiến tranh hay không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận người khuyết tật. Việt Nam có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tỷ lệ chung của toàn thế giới, chiếm 8% dân số cả nước tương đương khoảng 6,7 triệu dân. Người khuyết tật luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng một số tổ chức quốc tế. Nhà nước ta đã ban hành nhiều hệ
thống văn bản cùng với việc thực hiện các công ước Quốc tế về người khuyết tật nhằm giúp đỡ họ có cuộc sống tốt, tạo cơ hội giúp họ hoà nhập với cộng đồng và phát triển như những người bình thường khác. Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với thế giới trên nhiều phương diện và lĩnh vực. Trong đó, không thể không kể đến công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đấu tranh chống lại bất bình đẳng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi tầng lớp dân cư và sự chung tay của cả cộng đồng trong lộ trình thúc đẩy quyền lợi và khả năng hỗ trợ cho người khuyết tật. Việt Nam đã triển khai nhiều chiến lược hành động ở các cấp độ khác nhau nhằm theo đuổi mục tiêu xóa bỏ
rào cản để tạo ra một xã hội hòa nhập và tiếp cận cho tất cả NKT trên các lĩnh vực của đời sống.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận công tác xã hội với trẻ em khuyết tật
  • Tiểu luận Vai trò của nhân viên công tác xã hội với người khuyết tật
  • Luận văn công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận an sinh xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận công tác xã hội với người cao tuổi
  • Bài giảng Công tác xã hội với người khuyết tật
  • Tiểu luận về người khuyết tật
See more articles in the category: Tiểu luận