Tiểu Luận Nói Về Thực Trạng Sinh Viên Hiện Nay |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Tiểu Luận Nói Về Thực Trạng Sinh Viên Hiện Nay

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên hiện nay
  • Thực trạng lối sống sinh viên hiện nay
  • Nghiên cứu về lối sống của sinh viên
  • Thực trạng của sinh viên hiện nay
  • Tiêu luận giáo dục đạo đức, lối sống sinh viên
  • Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam
  • Tiêu luận về lối sống của thanh niên hiện nay
  • Tiêu luận vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay
 
Tiểu Luận Nói Về Thực Trạng Sinh Viên Hiện Nay

Tiểu Luận Nói Về Thực Trạng Sinh Viên Hiện Nay

 

https://youtu.be/ScpvzfPdHAc

Tiểu Luận Nói Về Thực Trạng Sinh Viên Hiện Nay

LỜI CÁM ƠN


Mở đầu bài viết, em muốn cám ơn TS.Võ Minh Hùng đã giúp em có cơ hội nói về thực trạng của sinh viên hiện nay-chủ yếu nói về việc làm thêm sinh viên. Quả thực, lúc đầu khi nhận được thông báo từ thầy em đã có một vài suy nghĩ tiêu cực lóe lên trong đầu như là: “Tại sao Thầy không cho thi như bao Cô Thầy khác? Làm tiểu luận như vậy được ích gì? Em thấy nó rất mất thời gian,...” nhưng tất cả
những điều đó chỉ là suy nghĩ thoáng qua, khi nghĩ lại em mới nhìn nhận ra được một điều là: “Thầy muốn truyền cảm hứng cho chúng em cách nhìn nhận thực tế theo cách của riêng mình”. Đúng vậy! Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam đã dạy cho các ông các cha ta từ thời kháng chiến cách bảo vệ đất nước, nay đất nước đã hòa bình thì Thầy đã dạy cho chúng em “Đường Lối” đúng đắn để bảo vệ bản thân, nhìn nhận cuộc sống hoàn thiện hơn qua từng bài cảm nhận thực tế.
Đây là bài tiểu luận được viết theo cái nhìn của cá nhân em dựa trên phần khảo sát thực tế từ các bạn sinh viên BVU nên bài viết sẽ có phần không chính xác hoàn toàn. Mong Thầy sẽ đọc và cảm nhận nó! Em xin trân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài


Vấn đề việc làm luôn là câu hỏi đặt ra trong đầu chúng ta khi ngấp nghé bước đến cái tuổi trưởng thành, người trưởng thành hay thậm chí là một người đã quá tuổi.
Bạn biết đấy, ai cũng cần việc làm cả, bởi đó là cái nguồn duy nhất để bạn có thể kiếm được “miếng cơm manh áo” hay chỉ đơn giản là tiền để trang trải cuộc sống này.
Là sinh viên cũng không ngoại lệ, bạn có thể tự nuôi bản thân nhờ những công việc làm thêm, hay nói cách khác là tự phục vụ các nhu cầu của bản thân một cách tự chủ nhất. Tùy vào mục đích làm thêm mà bạn có thể chọn một công việc phù hợp, ví như bạn có thể làm phục vụ, bưng bê hay những công việc tạp vụ, bán thời gian,... nói chung là sinh viên chúng ta ít nhiều gi tôi nghĩ cũng đã từng đi làm thêm dù chỉ một vài lần.

Ngay cả bản thân tôi cũng vậy việc làm thêm giúp tôi rất nhìu trong những lúc khó khăn về vật chất, tôi đã đi làm rất nhiều các công việc bán thời gian. Tôi có thể nhận tiền ngay, nhận sau một khoảng thời gian làm việc lâu dài,... nói tóm lại, bản thân của tôi đã trãi qua không ít công việc và tôi đã có thể tự nuôi bản thân từ những đồng tiền xương máu đầu đời đó.
Cũng chính vì những trãi nghiệm tôi đã có, những đồng tiền và những lợi ích tôi có được từ công việc làm thêm có được nên tôi khá tự tin về bản thân mình và đó cũng là điều tôi muốn nhắn nhủ trong bài tiểu luận này. Ngày nay, không chỉ sinh viên mà hầu như các doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành đều quan tâm đến kinh nghiệm của sinh viên có khi ra trường sẽ như thế nào, có đủ đáp ứng nguyện vọng của họ không?,... Việc sinh viên bây giờ nhận thức rõ về yêu cầu của các nhà tuyển dụng hay đơn giản chỉ là tích lũy kỹ năng cho bản thân ngày càng nhiều, họ ý thức được mặt tích cực của việc làm thêm mà vì thế họ luôn sãn sàng chiêm nghiệm các công việc phù hợp.

Các công việc làm thêm cho sinh viên không phải tất cả đều tốt đẹp, đôi lúc cách thức sinh viên tiếp cận đến nó sẽ làm cho nó sai lệch đi các lợi ích ban đầu vì thế mà không ít những thầy cô, phụ huynh phản đối việc làm này. Bởi lẻ đó, mà hôm nay tôi quyết định nghiên cứu vấn đề này - việc làm thêm sinh viên, để mọi người đặc biệt là các bạn sinh viên có cái nhìn rõ ràng hơn về công việc bán thời gian.

1.2 Lịch sử nghiên cứu

Hầu hết ở mọi lứa tuổi đều quan tâm đến công việc làm thêm, dù bạn là sinh viên hay người đã và đang đi làm thì việc làm thêm là không thể thiếu, kiếm thêm thu nhập, kiếm thêm kinh nghiệm hay một thú vui trong lúc rãnh rỗi nào đó. Cũng chính vì có nhiều sự quan tâm đến công việc làm thêm hay nói cách khác là làm thêm sinh viên mà đã có rất nhiều bài viết hay các phóng sự nói về vấn đề không ngừng “hot” này!
Sau đây sẽ là một vài trang web, những tựa sách nói về việc làm thêm này: Tôi nghĩ đây là một cuốn sách khá hay, nó sẽ giúp ích cho bạ nhiều đấy! Ngoài cuốn sách “vì cuộc đời là những chuyến đi” nói về nội dung, cách thức của công việc làm thêm thì còn có một số sách giúp bạ nâng cao các kỹ năng làm việc như: “những đòn tâm lý bán hàng-của Brian Tracy; Đắt nhân Tâm-của Dale

1.3 Phương pháp, đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Phương pháp

Cũng như các bài tiểu luận khác, bài tiểu luậ nghiên cứu này em cũng chỉ dùng hai
phương pháp chính và phổ biến nhất để thu thập dữ liệu và phân tích nghiên cứu bao
gồm:

Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu sơ cấp
Số liệu thứ cấp
Phương pháp phân tích – làm rõ những vấn đề cần chú ý, nói một cách ngắn
gọn và dễ hiểu nhất về vấn đề đó

1.3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Cũng như các đề tài nghiên cứu khác, tên đề tài cũng đã nói lên cái nhìn tổng quát về đề tài đó cũng như đối tượng được nghiên cứu đến có trong đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “việc làm thêm sinh viên”
b) Phạm vi nghiên cứu
Để cụ thể hơn cho đề tài, em xin được phép nghiên cứu trong một phạm vi nhỏ chính là việc làm thêm đối với các bạn sinh viên BVU. Em đã suy nghĩ rất kỹ khi quyết định cho đề tài chủa mình nằm trong phạm vi nhỏ hẹp này, bởi lẻ em muốn các bạn BVU nói riêng hay tất cả các bạn sinh viên nói
chung khi đọc bài viết này sẽ có cái nhìn tổng quan và nhận thức rõ hơn nên hay không nên làm thêm hoặc có thể làm thêm với cách thức như thế nào là hợp lý.
c) Đóng góp của đề tài

Như đã nói ở trên, hiện nay việc sinh viên đi làm thêm khá ồ ạt và phổ biến, nó như là một lối sống quen thuộc và gần như là một thói quen đối với các bạn. Bên cạnh những lợi ích và đóng góp từ việc làm thêm mang lại thì cũng có không ít những rủi ro, lọc lừa, những kinh nghiệm bằng xương bằng
máu,... và tất cả những may rủi đó sẽ được phổ biến và đề cập cụ thể hơn trong chương 2 của bài viết này.

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA “VIỆC LÀM THÊM SINH
VIÊN”


A. CÁI NHÌN TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM THÊM

2.1 Thế nào là việc làm thêm?

“Làm thêm” hay sinh viên thường gọi với cái tên là “part-time job” có lẽ là một chủ đề rất được sự quan tâm của rất nhiều bạn sinh viên khi được đề cập, chính vì vậy trong bài viết này, em sẽ bàn về vấn đề làm thêm của sinh viên: lý do sinh viên đi làm thêm, những mặt tích cực - tiêu cực của việc sinh viên đi làm thêm và những công việc sinh viên có thể làm thêm ngoài giờ học. Vậy thế nào là việc làm thêm?
Việc làm thêm không giới hạn thời gian, vị trí hay bất kì ngành nghề nào. Theo bộ luật Lao Động - Điều 13: “mọi hoạt động tạo ra thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm”.1
Theo quan điểm của Mac: “ việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức
lao động và những điều kiện cần thiết (vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,..) để sử dụng sức lao động đó” Đúng theo bộ luật trên và những triết lí của Mac thì việc làm thêm sinh viên cũng dựa trên những nguyên tắc cơ bản đó mà ra đời. Việc làm thêm sinh viên cũng đa dạng và rất nhiều màu sắc bao gồm các công việc như:

  • Nhân viên phục vụ : quán cà phê, nhà hàng….
  • Cộng tác viên nghiên cứu thị trường
  • Phát tờ rơi, catalog
  • Nhân viên bán hàng
  • Làm MC, PG,PB cho các hoạt động Promotion của doanh nghiệp
  • Tự kinh doanh: trực tiếp, online…
  • Gia sư

2.2 Ưu nhược điểm của việc làm thêm


Hiện nay có rất nhiều sinh viên đến các trung tâm môi giới tìm cho mình một công việc bán thời gian với rất nhiều lý do khác nhau, nhưng chủ yếu là kiếm thêm ít tiền gánh vác các khoản chi tiêu. Có thể coi đó là nhu cầu cần thiết của các bạn sinh viên 1 Và 2 là khái niệm “việc làm” được trích từ nguồn vốn được coi là những người bị mắc căn bệnh trầm kha "viêm màng túi". Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Sau đây sẽ là ưu nhược điểm từ việc làm thêm đem lại.


2.2.1 Ưu điểm

Phục vụ bàn tại tiệm ăn nhanh, bảo vệ giữ xe quán cà phê, lễ tân, bán hàng thuê theo giờ... là những công việc mà nhiều sinh viên có nhu cầu tìm kiếm. Bên cạnh đó, những công việc như chuyên viên tư vấn khách hàng, lái xe, phỏng vấn viên, giám sát viên... cũng là những công việc có mức thu nhập khá. Nhưng sinh viên đi làm thêm không chỉ để trang trải cuộc sống mà còn vô vàn lợi ích đấy.
Bạn sẽ có tài chính rủng rỉnh hơn Đi làm thêm ngay từ khi còn là sinh viên giúp bạn có các khoản thu nhập hàng tháng và đủ khả năng sống độc lập, không còn phụ thuộc vào gia đình.
Rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc Bắt đầu đi làm thêm, bạn phải tự rèn luyện kỹ năng làm nhiều việc cùng một lúc.
Trước hết là xin việc, phỏng vấn, đi làm thêm, cùng với việc đảm bảo công việc học hành ở trường. Không chỉ sắp xếp lịch học đại học, bạn còn phải quản lý thời gian để làm việc tốt ở nơi làm thêm của bạn. Vừa đi học, vừa làm thêm sẽ giúp bạn thông minh, năng động và chăm chỉ hơn.00:00

Một trong những điều các nhà tuyển dụng thường yêu cầu đối với các ứng cử viên là kinh nghiệm. Khi bạn ra trường, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều ứng cử viên giàu kinh nghiệm khác. Vì vậy, số một cách để nổi bật CV của bạn, đó là trình bày những công việc bạn đã từng làm trong quãng thời gian còn là sinh viên. 3 CV: Hồ sơ xin việc (còn có tên thông dụng trong ngôn ngữ phương Tây là résumé, curriculum vitae hay CV) là một tập văn bản tài liệu tóm tắt về bản nhân, quá trình được giáo dục, đào tạo và liệt kê các kinh nghiệm làm việc dùng để xin việc làm. Trong đó, tờ lý lịch trích ngang thường
được nhà tuyển dụng quan tâm đầu tiên khi nhận hồ sơ của người xin việc vì nó đóng vai trò cung
cấp thông tin quan trọng cho người sử dụng lao động.

Mở rộng các mối quan hệ
Khi bạn bắt đầu đi làm thêm, bạn sẽ quen biết thêm những người đồng nghiệp và có cơ hội mở rộng các mối quan hệ. Bạn biết càng nhiều người liên quan đến công việc làm thêm của bạn, bạn càng có nhiều cơ hội để mở rộng các mối quan hệ, thậm chí có một công việc tốt trong tương lai.
Kỹ năng quản lý thời gian của bạn sẽ phát triển
Khi bạn đi làm thêm, bạn phải biết tự quản lý thời gian của mình để có thể hoàn thành việc làm thêm cũng như việc học tập ở trường của bạn. Bạn sẽ bận rộn hơn, nhưng biết quý giá thời gian của mình hơn.
Làm thêm giúp cho việc chuyển đổi sang "thế giới thực" trơn tru hơn nhiều Có thể bạn không biết, nhiều sinh viên mới ra trường, sẽ cảm thấy rất bối rối khi bắt đầu công việc của mình và đều nhận định rằng, những điều gì mình học không giống với công việc mình làm. Vậy, nếu bạn có được một công việc trước khi ra trường, bạn sẽ có thể tập thích ứng với công việc và môi trường làm việc tương tự như công việc mà bạn sẽ làm sau này.
Bạn sẽ phát hiện ra nhiều thứ về bản thân mình Là một sinh viên, bạn đã khám phá hết khả năng của bản thân của mình chưa? Bạn có cho rằng, bạn hợp với ngành nghề mình đã chọn trong trường đại học không?
Những công việc bán thời gian sẽ giúp bạn khám phá ra những năng lực “tiềm ẩn” của bản thân. Bạn sẽ có cơ hội để tìm ra điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của bản thân để thích ứng với công việc sau này.
Việc làm thêm là cách thực hành hoàn hảo những kiến thức, kỹ năng bạn đã được học ở nhà trường. Bạn có thể được làm thử những công việc mà mình mơ ước nếu chọn được công việc làm thêm phù hợp. Sau khi ra trường bạn sẽ không còn cảm thấy bối rối và bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm. Mỗi ngày đi làm thêm, bạn sẽ nhận ra
rằng bạn có thể học được những bài học lớn ở bên ngoài trường đại học.

READ  Tiểu luận: Kế hoạch kinh doanh quán cà phê pink coffee |Traloitructuyen.com


2.2.2 Nhược điểm

Cho dù bạn có là tỉ phú hay kẻ ăn mày đi chăng nữa thì đều có một cái chung không thể nào sai lệch đó chính là sự “không hoàn hảo”. Bất kì nơi đâu, bất kì điều gì cũng vậy, khi bạn có thứ này chắc chắn bạn sẽ không có “ít nhất” là một thứ nào đó... do vậy khi kể ra hàng loạt những ưu điểm của “việc làm thêm sinh viên” thì đương nhiên đi kèm theo đó luôn có những rủi ro bất cập sẽ ập đến.
Một trong những nhược điểm nổi bật từ việc làm thêm là:
Dễ bị những cám dỗ ở bên ngoài xã hội mà đôi khi các bạn không thể vượt qua được Những công việc trong quá trình các bạn đi làm thêm thường trái với những ngành mà các bạn học trên lớp nên chưa vận dụng hoặc là không vận dụng được hết các kiến thức đã học vào thực tế Những công việc làm thêm thường mất khá nhiều thời gian, sức khỏe làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các bạn
Vì vậy, khi các bạn xác định học và đi làm thêm cùng lúc thì các bạn nên chú ý những vấn đề sau:
Thứ nhất: các bạn phải xác định được công việc chính của mình hiện nay là gì? Học hay đi làm thêm? Vấn đề nào phục vụ cho vấn đề nào?
Đối với vấn đề này thì chúng ta nên biết rằng nhiệm vụ chính của sinh viên hiện nay là học, và vấn đề đi làm thêm là để phục vụ cho việc học của chúng ta được tốt hơn.
Chứ không phải đi học là để đi làm thêm.
Thứ hai, sức khỏe và thời gian của mình như thế nào? Liệu mình có đủ sức khỏe và thời gian để đảm đương được tốt hai nhiệm vụ này cùng một lúc không? Bởi vì việc đi làm thêm đòi hỏi cường độ lao động của bạn rất cao đôi khi nó vắt kiệt sức lao động của các bạn. Chính vì vậy, khi các bạn thực hiện cùng lúc hai công việc này thì các bạn nên kiểm tra lại sức khỏe và quỹ thời gian của mình. Có nhiều bạn vì không đủ thời gian nghỉ ngơi nên sau khi thực hiện công việc làm thêm thì các bạn vào lớp học với trạng thái rất mệt mỏi, nhức đầu, thường hay ngủ ngục trên bàn, không tập trung được cho việc học. Nên kết quả học tập của những bạn này thường rất thấp, đôi khi còn bị thi lại, học lại nên thường dẫn đến tình trạng là chán nản, bỏ học.
Nhưng bên cạnh đó, cũng có không ít các bạn sinh viên đã sắp xếp một cách hợp lý giữa việc học và việc làm thêm. Với các bạn này, không những hoàn thành tốt việc học mà còn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm và vốn sống cho bản thân.
Để có được một công việc ổn định và thực hiện được ước mơ của mình, các bạn sinh viên cần tích lũy cả kiến thức và kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cân bằng giữa việc học và làm thêm chính là một trong những chìa khóa giúp bạn thành công trong tương lai. Vì thế, các bạn phải luôn luôn nhớ rằng nhiệm vụ chính của người sinh viên là học và rèn luyện cho thật tốt để xứng đáng trở thành người chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng vì một vài trăm nghìn, một vài triệu đồng trước mắt mà đánh mất những ước mơ, hoài bão, tương lai tươi sáng của mình.

2.3 Sự lừa đảo


Tại sao trong bài viết này tôi lại đề cập đến vân đề lừa đảo? Vâng! Ắt hẳn tôi phải c  lý do gì mới nói đến “lừa đảo”. Sinh viên hiện nay chiếm gần Các việc làm part-time hấp dẫn: Khi tan trường hoặc trong giờ học, nếu bạn bắt được tờ rơi có nội dung tương tự như sau:Tuyển sinh viên làm part-time. Nội dung
công việc: Phát quà khuyến mãi trong X ngày cho công ty XYZ ở siêu thị ABC. lương 150k/ ca làm việc 2 tiếng. Nhân viên được phát áo đồng phục. Liên hệ trung tâm XXX.Có việc nào hấp dẫn vậy không? Gặp những tin trên, tớ đảm bảo 99% các bạn mất tiền oan.=> Đừng bao giờ dại mà đi liên hệ vs mấy cái này nhé
Các công ty đa cấp: thiên ngọc minh uy, lô hội....Các công ty đa cấp không xấu nhưng lợi dụng nó để kiếm lời thì rất xấu các bạn nên tránh xa. Chia sẻ của 1 bạn bị thiên ngọc minh uy lừa đảo:Tại trụ sở cũ của công ty Sinh Lợi trên đường Cầu Diễn, Hà Nội đã “mọc” lên công ty Thiên Ngọc Minh Uy để thay thế Sinh Lợi. Còn Sinh Lợi thì sao? Dù đã bị thu hồi giấy đăng ký bán hàng đa cấp nhưng ở đây vẫn còn dòng chữ “Chi nhánh công ty Sinh Lợi”, to đùng như thách thức cơ quan chức năng.Câu chuyện về những món hàng:TNMU( Thiên Ngọc Minh Uy ) bán sản phẩm với giá cao hơn 300%- 400% giá thị trường cho những người muốn trở thành CVKD (chuyên viên kinh doanh) của công ty. khi tổng giá cả sản phẩm(tôi không dùng từ giá trị, vì giá trị thực của sản phẩm được bán trên thị trường chưa bằng 1/4 giá cả này) bạn mua >= 3,200,000đ thì bạn được làm CVKD. các CVKD giới thiệu những ngưòi quen đến nghe thuyết trình để họ mua sản phẩm và trở thành chuyên viên kinh doanh, là cấp dưới của ngưòi giói thiệu. mội làn giới thiệu như vậy CVKD ăn phần trăm trong tổng giá cả đó. khi bạn có 3 cấp dưới là CVKD bạn được thăng cấp lên tổ trưởng. tương tự, khi bạn có 3cấp dưới là tổ trưởng, bạn lên phó phòng kinh doanh. cứ thế lên trưởng phòng, đồng sự Đá Quý, đồng sự Kim Cương. cấp càng
cao, phần trăm càng lớn. ngoài ra, với cấp bậc phó phòng trở lên; khi cấp dưới bâc 1, hay bậc 2 (cấp dưới của cấp dưói),.. bậc n thu nhận cấp dưới (mua hàng) cấp trên cũng được vài phần trăm. như vậy khi đã lên chức cao, có nhiều cấp dưới, cấp cao có thể ko làm gì mà nghiễm nhiên hưỡng vài chục triệu. với việc đầu tư 3,200,000d ban đầu, mua đắt. kiếm lợi mãi mãi.
Và “Sự thực” :Bán sản phẩm chỉ là cái cớ, TNMU bán cơ hội cho mọi người đánh  vào lòng tham mọi người. để trở thành CVKD mỗi ngưòi phải bỏ ra 3,150,000đ mua 1 cái máy Ozon trị giá 800,000đ- 1,000,000đ trên thị trường. như vậy cấu thành lợi nhuận: hơn 2,200,000đ “cơ hội”+ chưa đến 400,000đ lợi nhuận khi bán bằng giá trên thị trường (đã bao gồm lợi nhuận cộng thêm do hình thức kinh doanh theo mạng, bán hàng đa cấp chân chính thu được do tiết kiệm chi phí ).Khoản tiền 400,000đ là quá nhỏ khi so sánh với 2,200,000đ, không phải là mục tiêu mà công ty hướng tới; và thực tế ta có thể bù trừ cho tiền thuế và các chi phí khác. lợi nhuận thực sự thu được là tiền từ túi của những người có hy vọng làm giàu, và thiếu tỉnh táo đóng vào. 1 phần khá lớn lợi nhuận các ông chủ hưởng. còn lại là trả cho mạng lưới nhân viên. hàng tháng tổng số tiền trả cho nhân viên ít hơn hẳn so với số tiền chênh lệch giá cả (hơn 2,200,000đ) mà các nhân viên mới (CVKD) phải trả để tham gia. như vậy TNMU dùng tiền của các nhân viên mới để làm giàu cho họ, và trả cho các nhân viên cũ( tuỳ theo cấp bậc). tiền các cấp trên nhận được trích từ tiền các cấp dưới cùng đóng vào. nên nhớ, hoạt động lao động sản xuất tạo ra sản phẩm, giá trị trong trường hợp này không có ý nghĩa gì trong việc trả lương, và thu lợi nhuận cho công ty. Mỗi CVKD đều có cơ hội làm giàu?. để như vậy họ thu nạp cấp dưới, giả sử 8 người là đủ để họ hoàn vốn đã đầu tư(khoảng 2tr – 2.5tr tiền mua “cơ hội”).
Mỗi cấp dưới đều phải làm như vậy; người thành công ít, ngưòi nhiều. sự thật là thù lao của các nhân viên cấp trên trích từ tiền đóng góp của cấp dưới. để mỗi CVKD trở thành cấp trên, họ luôn cố gắng để thu nạp ngưòi mới. ai cũng vậy. chỉ khi số nhân viên phát triển như 1 cây phả hệ, cấp trên luôn có tiền. số nhân viên tăng theo cấp số nhân. CVKD có thể trở thành cấp trên một điều không thể phủ nhận là tỷ lệ Số CVKD/ cấp trên luôn tăng. tiền chui vào túi công ty càng nhiều. làm cấp trên, nhận thù lao là lấy tiền từ túi người khác. số tiền kiếm được, không phải là do lao động sản xuất mà ra. => Các bạn nên nhớ làm giàu không dễ đâu. đừng quá dễ tin người. Những ng có thể là bạn bè, ng thân hay anh chị cùng xóm trọ cũng có thể là nhân viên của các công ty này và lôi kéo các bạn mua sản phẩm. đừng pao h tin họ. Nếu như các bạn muốn làm thêm để giúp đỡ gia đình thì các bạn nên tìm hiểu 1 số công việc sau:- Gia sư : lựa chọn số 1 cho các bạn vs mức lương khoảng +84888672676k/ 1 buổi dạy khoảng 2 3 tiếng- Phục vụ ở quán cafe, quán ăn sáng, đồ ăn nhanh : lương khoảng 1tr5-2tr/ tháng. làm khoảng 5 6 tiếng tùy nơi. giá khoảng 10k/1h- Bán hàng tại shop: Lương ổn định khoảng 2-3 triệu tùy nơi. Thích hợp vs các bạn nữ.Phục vụ tại quán bia: Cái này mình khuyên là các bạn nam nên làm. Các bạn nữ thì
cẩn thận 1 chút nhé. Vì ở những nơi như vậy khá là rắc rối. Lương theo thỏa thuận, khoảng 2-3 triệu.- Đi bưng bê ở lễ cưới: Khá ổn vs những bạn có ngoại hình và ăn nói. Lương khoảng +84888672676k cơ mà hình như hơi khó kiếm.- Trang điểm: Lương cao nhưng cần tay nghề.


B. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM THÊM SINH VIÊN TẠI VŨNG TÀU

Theo thực trạng khảo sát gần 800 sinh viên đang học tập tại giảng đường trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy, hầu như các bạn đã và đang đi làm thêm. Bao gồm các công việc như: chạy bàn, phục vụ tiệc cưới, chạy chương trình cho các công ty sự kiện, các công ty thực phẩm,... với mức lương dao động từ 13-25k/giờ tùy theo công việc cố định hay thời vụ. Ví dụ như: “khi bạn chạy bàn tại một quán cafe thì lương cơ bản bạn nhận được sẽ là 1500k/tháng với thời gian làm việc 5h/ngày”; đó sẽ là mức lương trung bình và khá dễ sống tại Vũng Tàu này. Với mức
lương như vậy bạn sẽ có thể sống không cần phụ cấp của gia đình mà có thể tự lập được rồi đấy (điều kiện là phải chi tiêu hợp lý các bạn nhé ^^) Vũng Tàu - một thành phố tuy bé, không xa hoa tráng lệ nhưng con người nơi đây khá tình cảm, công việc cũng khá nhẹ nhàng dễ mến. Vì vậy mà các bạn đi làm thêm rất vui vẻ hòa đồng, để có thể tìm kiếm công việc dễ dàng cũng có không ít trang web hỗ trợ, nhưng chủ yếu các bạn vẫn tìm được công việc thông qua trang facebook: trên trang web này mọi người có thể tìm kiếm các công việc thời vụ dể dàng và nhanh chóng từ đó có thể trao đổi các kinh nghiệm, công việc và san sẻ cho nhau các nổi lo vật chất.
Sau đây là bảng tập hợp khảo sát đã thống kê các bạn sinh viên khoa kinh tế. Thời gian thực hiện khảo sát là hai tuần, số lượng sinh viên tham gia khảo sát 800 sinh viên. Khảo sát được thực hiện trực tiếp thông qua các văn bản khảo sát có trên giấy do chính tôi biên soạn.

Hình 2.1: Bảng tổng hợp phiếu khảo sát việc làm sinh viên tại BVU
Nhìn chung, các câu hỏi chỉ mang tính khách quan, tham khảo thêm cho các bạn biết lượng sinh viên của BVU đi làm chiếm bao nhiêu phần trăm. Không chỉ riêng BVU, mà hầu hết trên khắp cả nước thậm chí là cả toàn thế giới việc sinh viên đi là thêm là điều tất yếu mà không ai có thể thoát khỏi tróng quãng thời gian sinh viên của mình.

Vì thế mà hiện nay các công việc được mở ra đa phần sẽ cho sinh viên thử sức vừa có lợi cho các bạn kiếm thêm thu nhập, đồng thời các sẽ giảm chi phí nhân công cho các chủ cửa hàng, công ty,...

READ  ĐỀ TÀI “Chiến lược kinh doanh, bán hàng của công ty Masan Consumer”

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN


Với mong muốn đưa ra một bức tranh cụ thể, chi tiết về vấn đề việc làm thêm sinh viên hiện nay”, bước đầu tôi đã phát phiếu khảo sát đến cho từng bạn tôi gặp được trên giảng đường, trên khung viên trường đại học Bà Rịa – Vũng Tàu để nắm rõ cụ thể hơn về các thông tin làm thêm của từng bạn, sau đó có thể đưa ra kết luận khả quan nhất cho sinh viên BVU. Sau hai tuần điều tra, tôi nhận thấy việc tôi làm khá đáng kể, các bạn hưởng ứng bằng cách nhiệt tình điền từng câu hỏi một có trong phiếu khảo sát. Rất cám ơn các bạn vì điều đó! Song với việc đó tôi đã đưa ra các kết luận ở trên (từ các công việc và mức lương có thể có và kiếm được từ công việc làm thêm), nhằm cho các bạn sinh viên nắm rõ hơn tình hình hiện nay, và theo quan điểm của cá nhân tôi việc đi làm thêm là hoàn toàn bổ ích và bạn nên đi làm thêm điều đó sẽ mang lại cho bạn một trãi nghiệm tuyệt vời!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://luanvan.net.vn/luan-van/tieu-luan-sinh-vien-voi-viec-lam-them-28925
http://tailieu.vn/tag/sinh-vien-lam-them.html
http://text.123doc.org/document/+84888672676-tieu-luan-phuong-phap-nghien-cuu-khoahoc-nhu-cau-viec-lam-them-cua-sinh-vien-dai-hoc-thu-dau-mot.htm
http://thuvienluanvan.info/luan-van/tieu-luan-sinh-vien-voi-viec-lam-them-28925/
VÀ MỘT SỐ PHIẾU KHẢO SÁT ĐẠI DIỆN KÈM THEO

Tiểu luận Lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay

Ta có thể nhận thấy lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay có rất nhiều biểu hiện tích cực được thể hiện khá rõ trong đa số. Tuy nhiên, vẫn không thiếu những nét tiêu cực trong đơì sống của sinh viên:

 

Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư tưởng về lối sống của nhiều người.

Tiểu luận Lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay

Đặc biệt ở đây tôi muốn bàn về một vấn đề rất được quan tâm là lối sống của sinh viên ngày nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học…

 

Bàn về bất kì đề tài nào ta cũng phải bàn về cả hai mặt là tích cực và tiêu cực của nó. Vậy ta có thể chia lối sống của sinh viên theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Trước tiên ta hăy bàn về những nét tiêu cực trong đơì sống của sinh viên:

Tư tưởng là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề lớn nhất cần bàn đến. Tư tưởng của một bộ phận sinh viên còn lệch lạc. Dưới sự tác động ồ ạt của nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật dưới con mắt của người tư bản. Họ còn nghi ngờ vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là cái nhìn thiển cận, lệch lạc. Nhiều sinh viên đã đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội. Thử hỏi những người nắm trong tay vận mệnh của đất nước ma có những tư tưởng như vậy thì tương lai đất nước sẽ đi về đâu?

Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế, không ít sinh viên con nhà giàu đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đế tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn xã hội, thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.

Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân truớc mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè…Một số khác sống không động chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai. Chỉ cần biết đến mình, còn người khác thì mặc kệ kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”. Điều đó cũng khó mà chấp nhận được trong một đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.

Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu không những không thể thiếu mà còn rất quan trọng và hữu ích trong việc đạt mục đích cá nhân. Cái nhìn thực tế không ảo tưởng viển vông, không mơ mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng thì lại là chuyện khác.

Thái độ bi quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên cũng cần phải phê phán. Trong khi phần lớn thanh niên đều cố gắng sống và học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi ích của bản thân, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu mà không tha thiết gì cuộc sống. Đôi khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được một điều mong muốn mà họ co mình lại thờ ơ với cuộc sống xung quanh thậm chí nhiều người ngốc nghếch còn tìm đến cái chết. Những chuyện như thế nghe thật nực cười nhưng không thể không nhắc tới. Theo các con số thống kê thì các vụ tự tử trong sinh viên xảy ra ngày càng nhiều, nguyên nhân của các vụ tự tử đó thường là do chuyện tình cảm đổ vỡ. Qua đây tôi chỉ muốn nói một câu với những ai đang trong tình trạng như vậy: “Hãy sống lại đi, sống như thế không được đâu”.

Như tôi đã nói ở trên việc j cũng phải xét trên hai mặt, không thể chỉ khen mà không chê và ngược lại. Ta hãy tiếp tục xét về nhưng mặt tích cực:

Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật…

Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.

Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Táo bạo nhưng không liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam.

Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.

READ:  Lời bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
 

Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết. Họ khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.

Thủa xưa học trò nghèo không có tiền mời thầy dạy, đứng ngoài lớp học nghe trộm lời thầy giảng bên trong. Không có tiền mua sách vở, dầu đèn, họ lấy que làm bút, lấy lấ làm vở, lấy đom đóm làm đèn. Tất cả đều vì lòng ham học, ham kiến thức. Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao.

Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp nơi.

Thêm vào đó, siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó của sinh viên Việt Nam cũng là một đức tính cần được nói đến. Nhiều sinh viên sinh ra ở những miền đất còn nghèo khó của đất nước nhưng họ biết khắc phục những khó khăn ấy để học tốt. Không phải không có những sinh viên với những bữa cơm chỉ hai nghìn đồng mà ngày ngày vẫn đến giảng đường đều đặn, vẫn có mặt tại thư viện trường mỗi buổi chiều, tối tối vẫn đạp xe đi dạy thêm hay làm thêm. Biết mình không được như bạn bè, có những trang thiết bị hiện đại riêng phục vụ học tập, những sinh viên nghèo tận dụng mọi nguồn trợ giúp từ nhà trường, mượn tài liệu của bạn bè, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến học. Sống và học tập trong bao khó khăn, nhiều sinh viên vẫn giữ vững và liên tục là sinh viên xuất sắc trong nhiều năm học đại học, cao đẳng. Họ thực sự xứng đáng nhận được sự khâm phục, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Rồi, phải kể đến những sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Bạn bè quốc tế luôn nói về đức tính siêng năng cần cù của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và khâm phục chân thành. Đức tính ấy cũng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi thannh niên Việt Nam.

READ  Danh sách 50 đề tài tiểu luận triết học cao học kèm mẫu |Traloitructuyen.com

Một biểu hiện tích cực nữa trong lối sống của sinh viên Việt Nam là phong cách tự khẳng định mình. Không chỉ sinh viên mà giới trể ngày nay nói chung đều thích tự khẳng định mình. Đó là một thế mạnh không phải mọi tầng lớp đều có được. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình. Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, sinh viên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Họ đã chứng minh cho chúng ta thấy được sức mạnh của họ, vai trò to lớn của họ trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Chúng ta không thể coi thường hay hạ thấp vai trò quan trọng của sinh viên.

Lối sống hiện đại, mới mẻ của sinh viên Việt Nam ngày nay cũng là một điều tốt. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho sinh viên Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại. Cuộc sống hướng ngoại tạo thuận lợi cho việc theo kịp với sự phát triển của nước ngoài nói riêng và tiến bộ của toàn xã hội nói chung. Chúng ta không còn lo sợ sẽ bị tụt hậu hay chậm tiến so với các nước khác. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì lối sống hiện đại là một điều không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển sự phát triển của đất nước.

Như vậy, ta có thể nói lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay có rất nhiều biểu hiện tích cực được thể hiện khá rõ trong đa số sinh viên.

Nhà trường là nơi có nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân mới, người chủ tương lai của đất nước. Không chỉ cung cấp kiến thức về các vấn đề khoa học, xã hội, những tri thức mới nhất, cập nhật nhất của nhân loại mà nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho thanh niên, sinh viên. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải là tiêu chuẩn trước tiên của những định hướng giá trị trong thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay. Đây là nhiệm vụ chính trị cơ bản của nhà trường, của hệ thống giáo dục nước ta. Vì vậy, trong các nội dung, chương trình giáo dục, trong các hoạt động ngoại khóa… phải làm cho quan điểm trên thấm nhuần vào mọi lĩnh vực hoạt động của sinh viên. Nhà trường cần giáo dục cho sinh viên thấy rằng để có được cuộc sống hòa bình, độc lập như ngày nay biết bao thế hệ cha ông đã phải ngã xuống đổi bằng xương máu. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức được nhiệm vụ của mình là phải giữ gìn, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự do của Tổ quốc; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đây chính là định hướng giá trị sống chân chính, lý tưởng sống cao đẹp cần có trong thanh niên, sinh viên. Việc giáo dục cho sinh viên có một cái nhìn đúng đắn đối với lao động cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Hiện nay, bên cạnh những sinh viên biết yêu lao động, có thái độ đúng đắn với người lao động thì vẫn còn một sồ sinh viên có biểu hiện ngược lại. Một số lười lao động, coi lao động là gánh nặng; nhìn người lao động, đặc biệt là lao động thủ công tay chân với con mắt coi thường khinh miệt. Nhà trưòng cần kêt hợp giáo dục kiến thức với giáo dục lao động thực tiễn, nhẵm xây dựng trong sinh viên tình yêu lao động. Dù làm gì, ở đâu, con người có hiểu biết, có tự trọng đều phải biết lấy hiệu quả hành động của mình làm thước đo giá trị. Yêu lao động, lao động hết mình, tiết kiệm, có hiệu quả cao… phải là định hướng giá tị sống thường trực của người sinh viên Việt Nam hiện nay. ý thức, trách nhiệm cao trong công việc, tính năng động, sáng tạo, hiệu quả cao là chuẩn giá trị chung cho mọi thời đại và lại càng đòi hỏi hơn với xã hội nước ta.

Việc giáo dục trong nhà trưòng còn cần tập trung vào tất cả các khía cạnh khác của đạo đức. Cần xây dựng trong sinh viên trước hết là lòng nhân ái yêu thương con người nói chung, yêu đồng bào, đồng chí. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng là dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là chủ yếu, mối quan hệ giữa người với người trong xã hội này là mối quan hệ tập thể tương thân tương ái, vì thế lòng nhân ái yêu thương con người là một điều vô cùng quan trọng không thể thiếu. Những tiêu chuẩn đạo đức mà sinh viên Việt Nam cần phải được giáo dục là tiêu chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa: cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nhưng nhân tố ấy là cơ sở không thể thiếu được để xây dựng lối sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác động của những nhân tố ấy đối với con người luôn luôn diễn ra trong một môi trường xã hội cụ thể, phụ thuộc vào trạng thái của môi trường ấy, nhưng đồng thời lại là một tác động tích cực đối với những quan hệ xã hội- kinh tế. Đồng thời cũng cần phải nói đến việc giáo dục một lý tưởng thẩm mỹ tốt đẹp cho sinh viên.

READ:  Thế nào là giá trị thặng dư?
 

Xây phải đi đôi với chống. Trong giáo dục nhà trường cần nghiêm khắc, kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý và giáo dục những thành phần bất hảo trong sinh viên. Thực tế cho thấy việc lơi là trong giáo dục ý thức luôn dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, để công tác giáo dục đạo đức được hiệu quả, không gì tốt hơn là việc người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Hãy thử nghĩ xem, khó có thể có những sinh viên ưu tú trong một nhà trường mà nơi đó xuất hiện và tồn tại những điều tiêu cực ngay trong nội bộ giáo viên. Hiện tượng thoái hóa bản chất đạo đức xã hội chủ nghĩa trong đội ngũ những người thầy trong những năm gần đây dường như đã trở thành vấn đề nóng hổi. Hiện tượng mua điểm, bán điểm không lẽ chỉ xảy ra giữa các sinh viên với nhau mà không hề có sự tiếp tay những người thầy như thế? Rõ ràng, để việc giáo dục sinh viên được hiệu quả, song song với việc nghiêm khắc đối với học sinh, sinh viên, nhà trường cũng cần phải nghiêm khắc đối với tình trạng tiêu cực xảy ra trong chính đội ngũ giáo viên của trường.

Bên cạnh việc xử lý, kiểm điểm, phạt nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác biểu dương khen thưởng những sinh viên, giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn ngiệp vụ mà còn có tinh thần đạo đức tốt như: có trách nhiệm cao trong công tác, học tập, có hành động, hành vi cử chỉ cao đẹp. Việc làm này có tác dụng động viên khuyến khích sinh viên, giáo viên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, đúng mực; đồng thời phát huy những điểm tích cực của mình. Sống trong một tập thể mà xung quanh mình có bao nhiêu gương sáng như thế hẳn sẽ khó có sinh viên nào lại không tiến bộ, tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động.

Vai trò của nhà trường với hệ thống giáo dục của nó thực sự quan trọng và giữ vị trí chủ đạo. Để phát huy được vai trò ấy, nhà trường cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân tố khác như xã hội, gia đình. Nhà trường- gia đình- xã hội là những nhân tố quan trọng không thể tách rời trong công tác giáo dục tri thức, đạo đức, tư tưởng cho sinh viên.

Tuy nhiên, nói tới nhân tồ nào đi chăng nữa, bản thân sinh viên vẫn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cho mình một lối sống văn hóa lành mạnh, tích cực. Sinh viên, tự thân họ phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ đó có những hướng đi đúng đắn cho mình.

Trước hết, thanh niên, sinh viên phải ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Thanh niên, sinh viên học sinh chúng ta chính là những người chủ tương lai của đất nước, người sẽ chèo lái con thuyền đất nước. Vì vậy chúng ta phải có một lý tưởng Mác xít vững chắc, phải thầm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Phải xây dựng cho mình một quan điểm giai cấp rõ ràng, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Có lý tưởng và tư tưởng đúng đắn như vậy, thanh niên, sinh viên mới có nền tảng để trở thành người chủ của đất nước.
Để trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa như mục tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay, sinh viên Việt Nam phải không ngừng học hỏi nâng cao tri thức cho mình; phải nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ, có trình độ lý thuyết và thực hành để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Con người mới Việt Nam bao giờ cũng quý trọng sự sáng tạo, làm giàu trí tuệ, tâm hồn, mãi mãi nuôi trong lòng những hoài bão lớn để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thấm nhuần lời dạy của Lênin: “Dù thế nào chúng ta cũng phải tự đặt cho mình nhiệm vụ…thứ nhất là: học, thứ hai là: học, thứ ba cũng là: học và sau đó kiểm tra để kiến thức của chúng ta không chỉ là một từ ngữ vô dụng hoặc một câu nói hợp “mốt”… để kiến thức thấm sâu vào máu thịt thực sự và hoàn toàn biến thành yếu tố cấu thành của đời sống.” Thực tế chúng ta thấy con người mới Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã quyết tâm học tập không những chỉ để hiểu biết khi bước chân vào đời mà còn muốn chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ khoa học để trả nợ cho đời, cống hiến cho đời bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đó chính là ý thức tồn vong và phát triển của nước Việt Nam mới.

Mặt khác, sinh viên chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu hiện tiêu cực ở mọi nơi mọi lúc, không làm ngơ trước những hoạt động trái pháp luật, vô đạo đức, phản văn hóa, đồng thời phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ giá trị của cái đẹp, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng phong tục tập quán mới. Sinh viên cần kết hợp việc nâng cao trình độ giác ngộ, rèn luyện thế giới quan và rèn luyện theo tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội.

Việc hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khắp nơi kéo theo không chỉ những ưu điểm mà còn có cả những mặt trái tiêu cực của nó. Các giá trị văn hóa nhiều khi bị đảo lộn, các luồng tư tưởng xấu dễ xâm nhập. Kẻ thù của chúng ta có thể lợi dụng cơ hội này để tiến hành chống phá ta dưới mọi hình thức, mà đối tượng chủ yếu và dễ bị đánh gục nhất lại chính là thanh niên, sinh viên. Bằng sức mạnh của đồng tiền, những cám dỗ của thú sống hưởng lạc chúng dễ dàng lôi kéo giới trẻ vào những cạm bẫy nguy hiểm. Không có bản lĩnh, thanh niên, sinh viên sẽ bị khuất phục, chịu đầu hàng và đánh mất mình. Chúng ta phải có chính kiến, phải luôn đề cao cảnh giác, phải tin vào bản thân mình. Bên cạnh đó nhà trường cũng phải luôn bên cạnh để giúp sinh viên phân biệt đúng sai, đâu là con đường đúng cần đi.

Trên đây là những suy nghĩ và ý kiến của cá nhân tôi về lối sống của sinh viên hiện nay. ý thức đựoc trách nhiệm của sinh viên cũng như tầng lớp trẻ, tôi nhận thức được rằng cá nhân tôi còn phải cố gắng rất nhiều!

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • thực trạng đạo đức, lối sống sinh viên hiện nay
  • Thực trạng lối sống sinh viên hiện nay
  • Nghiên cứu về lối sống của sinh viên
  • Thực trạng của sinh viên hiện nay
  • Tiêu luận giáo dục đạo đức, lối sống sinh viên
  • Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên Việt Nam
  • Tiêu luận về lối sống của thanh niên hiện nay
  • Tiêu luận vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay
See more articles in the category: Tiểu luận