Tiểu luận quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: 2.5[THẢO LUẬN] KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN| Chương 2 Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát - YouTube

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuyết trình quy luật lưu thông tiền tệ
  • Ví dụ quy luật lưu thông tiền tệ
  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
  • Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ
  • Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ
  • Quy luật lưu thông tiền tệ The hiện quan hệ
  • Ý nghĩa của quy luật lưu thông tiền tệ
  • Việc tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa gì
 
 
 
 
 
 
 

2.5[THẢO LUẬN] KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC LÊNIN| Chương 2 Phân tích quy luật lưu thông tiền tệ. Lạm phát - YouTube

 

Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giới thiệu tầm quan trọng của bộ môn kinh tế chính trị .Lịch sử đã cho thấy quá trình trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ là một quá trình diễn ra tất yếu của xã hội loài người. Nó đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao đổi hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nghĩa là tiền tệ và hàng hoá không thể tách rời nhau, nó tồn tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới. Nói cách khác qui luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị trường.

Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước đang trên con đường hướng tới CNXH. Vấn đề này ngày càng được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ. Từ đó có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước Đó là những vấn đề không thể thiếu được từ đó có thể vận dụng vào công việc kinh doanh cũng như trong cuộc sống sau này.

PHẦN I: MỞ ĐẦU

Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giới thiệu tầm quan trọng của bộ môn kinh tế chính trị .Lịch sử đã cho thấy quá trình trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ là một quá trình diễn ra tất yếu của xã hội loài người. Nó đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao đổi hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Nghĩa là tiền tệ và hàng hoá không thể tách rời nhau, nó tồn tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình hình giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới. Nói cách khác qui luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước đang trên con đường hướng tới CNXH. Vấn đề này ngày càng được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm phát của tiền tệ. Từ đó có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình lạm phát của đất nước. Đó là những vấn đề không thể thiếu được từ đó có thể vận dụng vào công việc kinh doanh cũng như trong cuộc sống sau này. Tiểu luận này được viêt ra giúp ta nâng cao được kĩ năng phân tích, kĩ năng vận dụng lí luận. Nhằm bổ sung nhiều hơn kiến thức lí luận hiện đại việc lưu thông tiền tệ và tình hình lạm phát của Việt Nam. Mục đích của của việc viết tiểu luận cũng là để nâng cao chất lượng và hỗ trợ cho bàI thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất.

PHẦN II: NỘI DUNG

I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUI LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ

1.Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ.


Nguồn gốc Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện những vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp được với nhiều hàng hoá thồng thường khác. Đặc điểm của chúng là: có giá trị sử dụng thiết thực ,quý hiếm ,dễ bảo quản vận chuyển và mang tính đặc thù địa phương .Thời gian đầu , vật ngang giá chung thường là những hàng hoá có giá trị sử dụng thiết thực cho từng khu vực hoặc nhiều vùng có điều kiện tự nhiên và phong tục xả hội tương tự nhau. Sau đó vật ngang giá chung được chọn là những hàng hoá có ý nghĩa tượng chưng như: vỏ sò,da thú,vòng đá …khi trao đổi hàng hoá đã trở thành nhu cầu thường xuyên của các bộ lạc và dân tộc , thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại .Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là sắt và kẽm.

Sau đó là đồng rồi đến bạc. Đầu thế kỉ XIX,vàng bắt đầu đóng vai trò vật ngang giá chung và kim loại này được gọi là “kim loại tiền tệ”.Khi một khối lượng vàng với một trọng lượng và chất lượng (thành sắc)nhất định được chế tác theo một hình dáng nào đó được gọi là tiền tệ .Như vậy khi vàng độc chiềm vị trí vật ngang gía chung,t hì cái tên”vật ngang giá chung” được thay bằng “tiền tệ”. Nói cách khác,đây chính là hình thái tiền của giá trị hàng hoá. Từ nhửng vật ngang giá chung là những hàng hoá thông thường đến tiền tệ , sản xuất và trao đổi hàng hoá đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.Trong quá trình này vật ngang giá chung đã tự gạt bỏ lẫn nhau: những hàng hoá – vật ngang giá chung, có giá trị thấp và mang sắc thái sử dụng ,được thay thế bằng nhửng vật ngang giá chung có giá trị cao hơn và mang ý nghĩa tượng chưng.Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang gía chung đánh dấu bằng sự xuất hiện mà tiền tệ ở đầu thế kỉ XIX, không những phản ánh số lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường ngày càng phong phú ,mà còn phản ánh trình độ sản xuất hàng hoá đã tiến bộ vượt bậc so vói thời gian trước đây. Vàng độc chiếm vai trò vật ngang giá chung, nhìn bên ngoài như một quá trình hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên

.Nhưng trái lại, tiền tệ là sản phẩm và đánh giá công bằng về mặt khoa học thì tiền tệ lả một trong ba phát minh quan trọng nhất của xã hội loại người từ lịch sử cổ đại cho đến ngày nay. Khi vàng đóng vai trò vật ngang giá chung thế giới hàng hoá được chia thành hai cực rõ rệt: một phía là những hàng hoá thông thường, trực tiếp biểu hiện giá trị sử dụng và mỗi hàng hoá chỉ có thể thoả mãn được một và một vài nhu cầu nào đó của con người. Còn phía bên kia – cực đối lập là vàng – tiền tệ, trực tiếp biểu hiện giá trị của mọi hàng hoá khác.

READ  Tiểu luận xử lý tình huống vi phạm hành chính |Traloitructuyen.com

Vì tiền có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hoá trong bất kì điều kiện nào, cho nên tiền có thể thoả mãn được nhiều nhui cầu của người sở hữu nó. Chính vì thế – tiền tệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt.b. Bản chất: Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo giá trị của tất cả các hàng hoá khác. Tiền có thể thoả mãn được một số nhu cầu của người sở hữu nó, tương ứng với mọt số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được.Sự xuất hiện của tiên tệ trong nên kinht ế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là một phạm trù kinh tế – lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá.

Tiềntệ ra đời, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh,phát triển và tồn tại của sx và trao đổi hàng hoá.Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hoá, thì chắc chắn ở đó có tiền tệ. Quá trình này đa chứng minh rằng “…cùng với sư chuyển hoá chung của sản phẩm lao động và hàng hoá, thì hàng hoá cũng chuyển thành tiền tệ”.Trước khi vàng trở thành tiền tệ kim loai nay vốn đã là hàng hoá.Do đó,cung như các hàng hoá khác, tiền tệ có hai loai thuộc tính:giá trị và giá trị sư dụng.Nhưng là hàng hoá đặc biệt ,tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt. Đó là giá trị sử dụng xã hội.Về vấn đề này,

Cac Mac đã viết “giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu thông,còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là lưu thông lại chính là sự lưu thông của nó”.lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoáđã chứng minh rằng nền kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động.Nó tồn tại và phát triển theo những qui luật khách quan khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao, nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì qua trình “phi vật chất” của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách tương ứng. Nghĩa là vai trò tiền tệ của vàng ngày càng giảm, đồng thời vị trí kim loại quý của vàng ngày càng được xác lập và tăng lên.

Sự phát triển theo hai cưc như trên đối với vàng cũng tương tự như vật ngang giá chung trước nọ nó là một quy luật.Ngày nay ở nhiều quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, quan niệm về tiền tệ đã có những thay đổi cơ bản.Thực tiễn đa cho thấy:tiền không phải chỉ là vàng, mà nhưng phương tiện có thể trao đổi được với hàng hoá-dịch vụ đều được coi là tiền.Vì vậy tiền được hiểu theo định nghĩa mới như sau:tất cả những phương tiện có thể đóng vai trò chung gian trao đổi,được nhiều người thừa nhận thì được gọi là tiền.Định nghĩa mới về tiền làm phong phú bản chất của nó,đồng thời mở ra hướng phát triển trong tương lai của các phương tiẹn trao đổi trong nền kinh tế thị trường.

c. Chức Năng

Các chức năng của tiền tệ

Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây:

- Thước đo giá trị

Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.

Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:

  • Giá trị hàng hóa.
  • Giá trị của tiền.
  • Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.

Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.

Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, tiêu chuẩn giá cả của 1 đồng đôla có hàm lượng vàng là 0.736662gr, ở Pháp 1 đồng frăng hàm lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1 đồng Fun St'zelinh có hàm lượng vàng là 2,13281 gr.. .Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó khi dùng; làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị của các hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ. Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng thay đổi như thế nào. Ví dụ. 1 đôla vẫn bằng 10 xen.

- Phương tiện lưu thông

Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa.

Công thức lưu thông hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

READ  Tiểu luận: Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và chiến lược thâm nhập

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương lện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự". Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.

- Phương tiện cất trữ

Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.

- Phương tiện thanh toán

Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.

- Tiền tệ thế giới

Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.

Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

b) Quy luật lưu thông tiền tệ và vấn đề lạm phát

Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

(Mác cho rằng, số lượng tiền tệ cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hóa và tốc độ lưu thông cua những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho ô vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định.

+ Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thong, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thong được tính theo công thức:

M=P*Q/V

Trong đó:

  • là phương tiện cần thiết cho lưu thông
  • là mức giá cả

Q: là khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông

V: là số vòng luân chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ

Các chức năng của tiền tệ

Lạm phát: Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị, hay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy không có giá trị thực, do đó số lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng trưng. Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền vàng hay bạc mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát.

Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đó là hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, nhưng nó là sự phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế. Có nhiều quan niệm khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định.

Căn cứ vào mức giá tăng lên, có thể chia lạm phát thành: lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 111% năm), lạm phát phi mã (trên 10%/năm) và siêu lạm phát (chỉ số giá cả tăng lên hàng trăm, hàng nghìn lần và hơn nữa). Khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại 10 nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời; người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho vay bị thiệt (do sức mua của đồng tiền giảm sút); khuyến khích đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dân hoang mang...

Lạm phát là hiện tượng gây nhiều tác động tiêu cực tới kinh tế và xã hội, bởi vậy chống lạm phát được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới. Để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, cần phải tìm hiểu đúng nguyên nhân dẫn tới lạm phát, đánh giá đúng dạng lạm phát để có cách xử lý tốt hơn.

READ  Bài Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Online Archives, Tiểu Luận Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Online Archives – Lingocard.vn

2.Quy luật lưu thông tiền tệ.

a. Nội dung.

Xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông của mỗi quốc gia trong từng thời kì .Giữa các quốc gia số lưọng các phương tiện là tiền không giống nhau .ĐIều này hoàn toàn phụ thuộc vào quy chế taì chính và sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng ở mỗi qúôc gia.Còn tổng khối lượng các phương tiện được coi như tiền là bao nhiêu thì khó xác định chính xác ,như các tác nhân phát hành ,chế độ và phương thức sử dụng phương tiện lưu thông , không gian và thời gian nghiên cứu , phương pháp thống kê v v…từ căn cứ thực tế này định nghĩa về khối lượng tiền trong lưu thông được nêu ra như sau:khối lượng tiền trong lưu thông là chỉ tất cả các phương tiện được chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hoá và dịch vụ tại một thị trường nhất định và trong một thời gian nhất định .

*Cung ứng tiền cho lưu thông .

-Ngân hàng phát hành là tác nhân cung ứng tiền trực tiếp và quan trọng nhất cho lưu thông . ngân hàng phát hành cung ứng tiền cho lưu t,hông qua các nghiệp vụ chủ yếu sau:Tái chiết khấu các thưong phiếu ,các chứng chỉ, tiền gửi và các chứng từ có giá khác của ngân hàng thương maị và các tổ chức tín dụng .TáI cầm cố các thương phiếu , các chứng chỉ tiền gửi và các chứng từ có giá khác của các ngân hàng thương mại .

-Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.Những tổ chức này cung ứng tiền cho lưu thông bằng cách:
+Cho khách hàng vay quá nguồn vốn của mình.Nguồn vốn của ngân hàng thươg mại và các tổ chức tín dụng là một lượng có hạn.Nhưng có nhiều trường hợp cá tổ chức này đã cho khách hàng vay quá nguồn vốn hiện có.Số cho vay vượt mức trên là số tiền không có thực do ngân hàng thương mạivà các tổ chức tín dung tạo ra.
+Cho khách hàng “thấu chi”,thể hiện:Xử lí chứng từ thanh toán cho khách hàng bằng cách ghi “có” trước và ghi “nợ” sau.Cho khách hàng phát hành séc quá số dư tiền gửi trên tàI khoản của họ.Những nghiệp vụ này gọi là nghiệp vụ tạo tiền của ngân hàng thương mại.Tuỳ theo quy chế tàI chính cảu nhà nước và nghiệp vụ kiểm tra của ngân hàng trung ương,mà nghiệp vụ này sẽ được thực hiện đến mức độ nào đó,hoặc bị ngăn cấm,nghiệp vụ này vẫn diễn ra và một lượng tiền nào đó vẫn được tạo ra trong lưu thông.Tuy bước đầu chúng chỉ tồn tại dưới dạng bút tệ,nhưng chúng sẽ phát huy chưc năng phương tiện thanh toán như những đồng tiền thực sự.Đồng thời trong một thời gian ngắn chúng có thể chuyển hoá hểt thành những phương tiện chuyển tảI giá trị khác nhau.

-Các tác nhân và tổ chức phi ngân hàng cũng cung cấp cho nền kinh tế quốc dân những phưong tiện truyền tảI giá trị như :thương phiếu ,tín phiếu kho bạc ,công tráI ,trái khoán công ty vv…

*Nhu cầu tiền trong lưu thông .

Số tiền do các tác nhân và thể nhân giữ lại vì một mục đích nào đó hợp thành tổng cầu tiền .Về mặt kinh tế tiền giữ lại không sinh lời .Thời gian giữ lai càng lâu, lợi tức mất đI càng lớn ,nó trái ngược với đầu tư .Do đó,các tác nhân và thể nhân chỉ giữ lại tiền khi có một khoản lợi ích nào đó bù đắp vào lợi tức bị mất ở trên

.b.Vai trò.

Giúp cho chính phủ căn cứ để phát hiện cần thiết cho lưu thông .Giúp cho hệ thống ngân hàng nhà nước và kinh doanh đIều hoà lưu thông tiền tệ khống chế kiểm soát lạm phát củng cố sức mua để đồng tiền chuyển đổi .Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng ngày một vững bền .Thúc đẩy tăng trưởng và cảI thiện vật chất .

3. Lý luận về lạm phát .

a.KháI niệm :Là hiện tượng kinh tế xuất hiện khi lượng tiền phát hành vượt quá nhu cầu lưu thông mà nhà nước không đIều chỉnh để kéo dàI dẫn dến giá cả tăng đột biến .
b. Phân loại :3 loại

-Lạm phát vừa phải :là lạm phát khi giá cả hàng hoá tăng chậm ở mức “một con số”. Tổng tỉ lệ lạm phát cả năm dưới 10%.Lạm phát này thường thấy ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển .Nguyên nhân của loại lạm phát này thường là do :

+ Hiện tượng kinh tế tự nhiên .

+ Nhà nước duy trì lạm phát này với mục đích riêng của mình .- Lạm phát phi mã :là làm phát xảy ra khi giá cả hàng hoá bắt đầu tăng với tỉ lệ hai hoặc ba con số .nghĩa là mức độ 20%,100%hoặc 200% năm .Thông thường thì loại lạm phát phi mã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế .

-Siêu lạm phát là loai lạm phát khi giá cả hàng hoá tăng gấp nhiều lần lạm phát phi mã .

c. Nguyên nhân .

-Tốc độ gia tăng sản xuất chậm hơn tốc độ gia tăng tiền .

-Do chiến tranh thiên tai đột biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng .

-Do khủng hoảng hệ thống chính trị làm cho việc đIều hành sản xuất không được quan tâm .Nhưng quan trọng hơn là đồng tiền không được tín nhiệm d.Hậu quả.-Sức mua đồng tiền giảm

-Giá cả tăng vọt-Đời sống người hưởng lương khó khăn.

II. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM

1. Tình hình lạm phát từ năm 1990 về trước

Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lượng kiến thức còn hạn chế, em thiết nghĩ quan tâm nghiên cứu đến đề tài cũng là một phương pháp tìm hiểu nó một cách thấu đáo, sâu sắc hơn.
a. Thực trạng: Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của công tác quản lý kinh tế vĩ mô là việc tìm kìm chế lạm phát. Thực ra không phải 10 năm gần đây lạm phát mới xuất hiện ở Việt Nam mà từ năm 1980 trở về trước, lạm phát cũng đã tồn tại, chỉ có điều biểu hiện của nó không công khai, các nghị quyết của đảng cộng sản Việt Nam, đại hội V trở về trước không sử dụng khái niệm lạm phát mà chỉ dùng cụm từ “Chênh lệch giữa thu và chi giữa hàng và tiền….”; “Thị trường vật giá không ổn định…”Lạm phát ở thời kỳ này là “Lạm phát ngầm” nhưng chỉ số giá cả ở thị trường tự do thì tăng cao, vượt xa mức tăng giá trị tổng sản lượng cũng như thu nhập quốc dân.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Thuyết trình quy luật lưu thông tiền tệ
  • Ví dụ quy luật lưu thông tiền tệ
  • Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường
  • Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ
  • Vận dụng quy luật lưu thông tiền tệ
  • Quy luật lưu thông tiền tệ The hiện quan hệ
  • Ý nghĩa của quy luật lưu thông tiền tệ
  • Việc tìm hiểu quy luật lưu thông tiền tệ có ý nghĩa gì

 

See more articles in the category: Tiểu luận