Tiểu Luận Rèn Kĩ Năng Đọc Cho Học Sinh Lớp 1 |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: LỜI NÓI ĐẦU

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Tiểu luận giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • tiểu luận: kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay
  • Tiểu luận về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Quy trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Luận văn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học
tiểu luận giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

tiểu luận giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

 
 
 

LỜI NÓI ĐẦU

1/ Lý do chọn đề tài:

Khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập để đưa đất nước thoát khỏi tình trang kém phát triển thì giáo dục và đào tạo phải gánh vác một trách nhiệm vô cùng to lớn đó là phải đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhân lực hùng hậu để đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập…đó là điều mà tất cả những người làm công tác trong ngành giáo dục nói chung và bản thân tôi nói riêng cũng rất trăn trở và suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp Một, giúp các em học tốt và thích học nhất là giúp các em có một nền móng vững chắc trong học tập, bởi lớp Một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp, mà người ta thường nói “ Cấp một là nền, lớp một làm móng” vì thế móng có chắc thì nền mới vững. Ở lớp Một các em học sinh bắt đầu làm quen với: Nghe, nói, đọc, viết. Và kỹ năng đọc rất quan trọng, nếu kỹ năng đọc được rèn luyện tốt, hình thành tốt ở các em nó sẽ giúp các em đọc tốt suốt cả cuộc đời, giúp các em phát triển tư duy, cảm nhận cái hay, cái đẹp trong mỗi bài học, hiểu được nghĩa của tiếng, từ mình vừa đọc, hiểu được các lệnh các yêu cầu trong các môn học khác. Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1được tập đọc thành thạo, đọc đúng, đọc trôi chảy thì khi lên các lớp trên các em sẽ học vững vàng, học tốt hơn. Và các em sẽ ham học, tích cực trong học tập hơn nếu kết quả học tập của các em đạt khá – giỏi. Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề  tài này để nghiên cứu, tìm tòi ngõ hầu góp một phần nào cho việc rèn luyện kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một.

2/ Cơ sở lý luận.


– Kỹ năng đọc cho học sinh lớp Một rất quan trọng, đó cũng là sự phản hồi củakết quả tiếp thu sau một quá trình học tập của các em. Nó thể hiện kết quả nhận biếtcác con chữ, các vần, và khả năng ghép chữ cái với nhau thành vần, ghép chữ cáivới vần thành tiếng, và khả năng đọc từ, đọc câu sau cùng là đọc được một bài vănngắn, một đoạn thơ ngắn vv…

– Học sinh đã nhận được mặt chữ, biết ghép vần, ghép tiếng, ghép từ, đọc câucòn yêu cầu các em phải đọc đúng, đọc chuẩn, đọc chính xác. Vì nếu các em phátâm chuẩn đọc đúng các em sẽ viết đúng, bài chính tả sai ít lỗi, và các em sẽ hiểuđược ý của tiếng, từ, câu mà các em viết.

3/ Cơ sở nghiên cứuTôi thường nghiên cứu các giáo trình Phương Pháp Dạy Học Tiếng Việt

1.Các tài liệu liên quan: Sách Giáo Viên, Sách Giáo Khoa, Các Tham Luận dạy TiếngViệt cho học sinh lớp Một, Các ấn phẩm: để học tốt, dạy tốt môn tiếng việt lớp Mộtvv….

4/ Cơ sở thực tiễn

Trong phạm vi cơ sở trường học và tình hình đia phương nơi công tác, tôi đã gặpnhững thuận lợi và khó khăn sau:

a/ Thuận lợi:

+ Giáo viên:

– Được sự quan tâm và chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổchức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho họcNgười thực hiện

– Được sự giúp đõ của Ban Giám Hiệu trường: tổ chức thao giảng, dự giờhàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy.

– Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong công tác, có nhiềukinh nghiệm, có ý thức tốt về trách nhiệm người giáo viên và sẵn sàng giúp đỡđồng nghiệp về chuyên môn cũng như giúp nhau tháo gỡ những khó khăn hay xử lýcác trường hợp học sinh cá biệt về học tập cũng như hạnh kiểm.

+ Học sinh:

– Ở độ tuổi 6 – 7 của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời,nghe lời cô giáo, thích học tập và thi đua với các bạn, dễ khích lệ động viên khenthưởng vv….

– Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynhcó ý thức trách nhiệm không khoán trắng cho nhà trường cho giáo viên, à tích cựctiếp tay với giáo viên trong việc học tập của con em mình như: Chuẩn bị đầy đủsách vở, đồ dùng học tập,thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con emmình đến lớp cũng như học tập ở nhà.

b/ Khó khăn

Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi trên, bản thân tôi vẫn còn gặp một số khókhăn sau:

READ  Tiểu luận: Quản Trị Chiến Lược Của Công Ty Sữa VINAMILK | Traloitructuyen.com

+ Giáo viên:

– Tranh ảnh minh họa có sẵn cho môn Tiếng Việt còn hạn chế. Giáo viêncòntựlàm thêm đồ dùng dạy học để tạo sinh động cho tiết dạy, nên còn mất thời gianđầu tư.

+ Học sinh:

– Trình độ học sinh trong lớp không đồng đều. Bên cạnh những em phát triển,học tốt, tiếp thu nhanh vẫn còn một số em yếu về thể chất, bé nhỏ hơn so với cácbạn bình thường kèm theo phát triển chậm về trí nhớ, học trước quên sau, chậm tiến.

– Còn một phần không ít phụ huynh ở vùng nông thôn sâu, không và chưa quantâm đúng mức đến việc học tập của con em mình, chưa tạo điều kiện tốt để con emmình đến lớp cũng như nhắc nhở các em học bài, đọc bài ở nhà.

– Cá biệt còn có trường hợp học sinh theo cha mẹ làm ăn xa, làm mướn theothời vụ, nuôi vịt chạy đồng,vv…. Đưa cả con đi theo, làm gián đoạn việc học tậpcủa các em trong một thời gian dài: một tuần, nửa tháng… gây ảnh hưởng đến độliên tục của bài học trong chương trình làm mất bài học, hổng kiến thức của họcsinh.

II/ NHỮNG BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tôi đã áp dụng những biệnpháp sau:

1/ Nắm bắt thực trạng, tình hình học sinh qua khảo sát điều tra kiếnthức đầu năm.

– Tìm hiểu để biết rõ số học sinh trong lớp đi học Mẫu Giáo và số học sinhKhông đi học Mẫu Giáo, hoặc đi học không đều. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do vìsao học sinh đó không đi học Mẫu Giáo.
– Kiểm tra sự nắm bắt, nhận diện chữ cái các em đã học ở Mẫu Giáo và kết quả điều tra năm 2012-2013 thu được như sau:Tình hình học sinh: lớp Một A sĩ số : 25 học sinh

• Học sinh không đi học Mẫu Giáo : 3 em

• Học sinh đi học không đều : 9 em

• Học sinh đi học đều : 13 em

– Kết quả khảo sát nhận diện chữ cái:
• Học sinh không biết chữ cái nào : 4 emNgười thực hiện Giáo viên

• Biết 5, 6 chữ cái : 8 em

• Nhận biết hết : 9 em

Như vậy tỉ lệ học sinh nhận diện một cách chắc chắn chính xác bảng chữ cáicòn thấp dẫn đến kết quả học tập còn chưa cao.Một trong những lý do dễ thấy là vì các em còn quá nhỏ, chưa ý thức tự giác,cố gắng trong học tập. Vì vậy giáo viên chúng ta phải biết được đặc điểm tình hìnhcủa từng đối tượng, khả năng tiếp thu của từng em để phát huy tính tích cực hamhọc cho học sinh. Tổ chức tiết dạy sao cho các em luôn cảm thấy nhẹ nhàng, vuitươi và các em sẽ thích học. Nhận thức rõ được các khó khăn cơ bản về học sinh tôiđã có những biện pháp cụ thể sau2/ Biện phápa/ Biệp pháp tác động giáo dục

– Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành họp phụ huynh học sinh đầu năm học: Đềnghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần thiết phục vụ chomôn học.

– Yêu cầu phụ huynh thường xuyên nhắc nhở việc học bài đọc bài ở nhà củacon em mình, đồng thời hướng dẫn phụ huynh cơ bản về cách đọc, các phát âm chữcái, cách đánh vần vần, đánh vần tiếng …để phụ huynh nắm rõ cách dạy học hỗ trợgiáo viên kèm cặp con em mình ở nhà.

– Tham mưu với nhà trường để giáo viên có đủ tài liệu tham khảo, đồ dùng dạyhọc, tự làm thêm tranh ảnh mô hình, sưu tầm thêm những mô hình vật thật để tiếtdạy vui, sinh động. Đồng thời mượn đồ dùng học tập, sách giáo khoa cho học sinhcó hoàn cảnh khó khăn.

– Xây dựng đôi bạn học giỏi

– yếu kèm cặp nhau.

– Giáo viên có thể cho học sinh học yếu, đọc yếu để ngồi gần với nột học sinhđọc giỏi. Bạn giỏi sẽ giúp bạn yếu khi chỉ chữ đọc bài, giúp bạn đánh vần, đọc tiếngvà giúp bạn trong thao tác cài chữ để ghép vần, ghép tiếng.

– Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay từ đầunăm giáo viên nên nắm vững trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức giỏi, khá,trung bình, yếu.Đối với các học sinh trung bình yếu. Các em chưa nhìn được mặtchữ cái hoặc chưa biết đủ 24 chữ cái đơn giản, giáo viên nên dành nhiều thời gian đểbồi dưỡng cho đối tượng này, ôn và dạy lại 24 chữ cái cơ bản cho các em bắt đầuhọc lại những nét cơ bản.

b/ Phần học các nét cơ bản:

Giáo viên nên dạy thật kỹ, thật tỷ mỉ tên gọi và cách viết các nét cơ bản. Đểcho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ những nét chữ này tôi phân theo cấu tạo các nét có têngọi và cấu tạo gần giống nhau thành từng nhóm để học sinh dễ nhận biết và sosánh.Dựa vào các nét cơ bản này mà học sinh phân biệt được chữ cái, kể cả nhữngchữ cái có hình dáng cấu tạo giống nhau.VD: Các nét chữ cơ bản và tên gọi:Nét sổ thẳngNét ngang Nhóm 1: Nét xiên Nét xiên phải/ Nét xiên trá iNhóm 2: Nét móc Nét móc trênNét móc dướiNét móc hai đầu Nhóm 3: Nét cong Nét cong phảiNét cong tráiNét cong tròn Nhóm 4: Nét khuyết Nét khuyết trênNét khuyết dướiNét thắtc/  Phần học âm: Sau khi cho học sinh học thật thuộc tên gọi và cấu tạo các nét chữ cơ bản một cách vững vàng thì tiếp theo là phần học chữ cái.Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới cóthể ghép các được các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếngđơn lại với nhau tạo thành từ, thành câu.Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữcái và nếu chữ cái đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết

– kiểu in khác nhau haygặp trong sách báo như chữ a, chữ g thi tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biếtđó cũng là chữ a hay chữ g để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo trẻ dễhiểu, dễ đọc không bị lúng túng.VD: Âm – a, g –+ Âm gồm 2 nét: Nét tròn nằm bên trái và nét sổ thẳng nằm bên phải.a cũng có 2 nét : Nét tròn bên trái và nét móc trên bên phải.+ Âm gồm 2 nét : Nét tròn và nét cong phải.g gồm 2 nét : Nét tròn và nét móc dướiTừ việc học kỹ cấu tạo âm bởi những nét chữ cơ bản thật kỹ và tỉ mỉ như trênsẽ giúp trẻ phân biệt được sự khác nhau cả về cất tạo và tên gọi của 4 âm sau:VD:+ Âm gồm 2 nét: Nét tròn nằm ở bên trái và nét sổ thẳng ở bên phải.Đọc là : “ dờ”+ Âm gồm 2 nét: Nét tròn nằm ở bên phải, nét sổ thẳng nằm ở bên tráiĐọc là : “bờ”.Sang phần âm ghép ( chữ có hai âm ghép lại với nhau). Tôi cho học sinh sắpxếp các âm có âm h đứng sau thành một nhóm để thấy được sự giống nhau và khácnhau của các âm đó.VD:+ Các âm ghép: ch – cnh – n th – tkh – kgh – gph – pngh – ng+ Còn lại các âm :gi,tr, qu,ng tôi cho học kỹ về cấu tạo+ Phân từng cặp :ch – tr , ng – ngh, c – k, g – gh để học sinh phát âm chính xác và viếtchính tả.Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi luôn tìm đủ cách để kiểm tra phát hiện sựtiến bộ của trẻ thông qua các bài đọc, các giờ chơi, giờ nghỉ… từ đó củng cố thêmkiến thức cho học sinh.d/ Phần học vầnSang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làmquen với các kiểu chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhậnbiết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.Để giúp trẻ học tốt phần vần, tôi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phântích cấu tạo của vần, nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.VD:Học vần ăm :

READ  Dàn ý, cách trình bày bố cục của một bài tiểu luận | Traloitructuyen.com

1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ăm:

vần ăm gồm 2 âm: âm ă và âm mđứng sauVị trí âm trong vần: âm ă đứng trước, âm m đứng sau.

2/ Đánh vần vần ăm:

Hướng dẫn học sinh: âm ă đứng trước , ta đọc ă trước, âm m đứng sau ta đọcm sau : ă _mờ _ăm.Đọc trơn vần: ămNgười thực hiện

Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh để ghép vần

Yêu cầu các em: chọn đúng hai con chữ: ă và m

Ghép đúng vị trí : ă trước m sauNếu các em đã ghép đúng giáo viên hướng dẫn cách đánh vần và đọc trơn vần như trên các em sẽ nhận biết và đọc được vần ăm.Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh như thế , nếu được áp dụng thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho cácem kỹ năng phân tích, nhận diện và ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa tiếng việt 1 có kèm theo các từ khóa, từ ứng dụng và cáccâu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc.Muốn cho học sinh đọc được các từ vàcâuứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các emghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài.VD: dạy vần ăm có từ con tằm.Sau khi học sinh nắm vững vần ăm, nhìn và đọc được vần ăm một cách chắc chắn.

Giáo viên đưa ra từ con tằm và giúp học sinh nhận biết: Âm gì đứng trước vần ăm (âm t) dấu thanh gì ở trên vần ăm (dấu huyền) vậy ta có thể ghép và đánh vần :tờ – ăm – tăm- huyền – tằm, đọc trơn : tằm, ghép từ : con tằm .Giáo viên có thể sử dụng tranh minh họa để cho học sinh hứng thú được nhìn vào tranh ảnh sinh động hoặc mẫu vật thật để gợi trí tò mò, ham học hỏi của học sinh giúp các em chủ động trong giờ học.e/ Phần tập đọc:– Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Học sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìnvào bài là các em đọc được ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt.

Còn học sinh trung bình, yếu các em nhận biết còn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn đến đọc từ chậm và đọc câu khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần tập đọc giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em đọc lại dẫnđến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồiđọc lại từng cụm từ.VD: Dạy bài tập đọc Trường Em (sách giáo khoa Ttiếng Việt 1)1

Học sinh chưa đọc được tiếng trường, giáo viên nên cho các em đánh vần tiếng trường bằng cách phân tích như sau:GV: Tiếng trường gồm có âm gì và ghép với vần gì? Có dấu thanh gì?HS: Tiếng trường gồm có âm tr ghép với vần ương và dấu thanh huyền.GV: Vậy đánh vần tiếng trường thế nào?HS: trờ – ương – trương – huyền – trường. GV: Đọc trơn tiếng này thế nào?

Hs: Trường.Rồi cho học sinh đọc nối tiếp: trường em.2/ Học sinh yếu không đọc được tiếng trường GV nên cho học sinh ôn lại cấu tạo vần ương trong tiếng trường. GV: Vần ương gồm có mấy âm?HS: Vần ương gồm có 2 âm. Âm đôi ươ và âm ng.GV: Vị trí các âm trong vần thế nào?HS: Âm đôi ươ đứng trước, âm ng đứng sau.GV: Đánh vần và đọc trơn vần ương.HS: ươ- ng- ương, ươngGV: Thêm âm tr vào trước vần ương và dấu huyền trên vần ương.Ta đánhvần, đọc trơn tiếng thế nào?HS: Trờ – ương – trương- huyền – trường, trường và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần đểkhắc sâu vào trí nhớ học sinh.

https://youtu.be/ZzJ6krejuDU

III/ NHỮNG PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

Trong từng tiết dạy môn Tiếng việt, để giúp học sinh tích cực và ham học giáo viên cần sử dụng linh hoạt và phù hợp các phương tiện hỗ trợ tiết dạy như sau:

READ  Tiểu Luận Về đất đai chọn lọc

– Sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa là chủ yếu.
– Tận dụng những vật thật, tranh ảnh có sẵn trong thực tế để các em quan sát tìm hiểu.
– Sưu tầm thêm một số tranh ảnh, mẫu vật có liên qua đến bài dạy.– Sử dụng thường xuyên bộ đồ dùng học Tiếng Việt của học sinh và giáo viên.

IV/ PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY

Có rất nhiều phương pháp và hình thức để áp dụng cho một tiết dạy nhắm đạt được một kết quả tốt cho giờ học. Tuy nhiên không một phương pháp nào được coi là tối ưu, giáo viên nên sử dụng linh hoạt và đồng loạt nhiều phương pháp để giú h ọc sinh mình đọc ngày càng tốt hơn. Sau đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong giờ học:

1/ Phương pháp đàm thoại, vấn đáp.

Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời nhằm phát hiện sự hiểu biếtcủa các em hoặc để gợi mở giúp các em phát hiện cách đọc.VD: – Chữ này là chữ gì? ( chữ a, o,b,c, d….)– Âm ch đứng trước, vần anh đứng sau, em đánh vần thế nào?( chờ- anh-chanh). Khi sử dụng phương pháp này, giáo viên nên dùng ngôn ngữ dễ nghe, nhẹnhàng, tránh cáu gắt khi các em chậm nhớ, chậm hiểu. Hãy ôn tồn dẫn dắt học sinhtừng bước một để dạy các em đọc từng chữ, từng tiếng, từng câu trong mỗi ngày.

2/ Phương pháp quan sát, động viên khen thưởng học sinh.T

rong tiết dạy tôi thường chú ý đến học sinh ít nói, thụ động, học sinh đọc chậm, đọc yếu để gọi các em thường xuyên đọc bài . Đối với học sinh giỏi – khá tôi thường khích lệ, khen ngợi để các em phấn khởi hơn. Còn đối với học sinh trung – yếu tôi nhẹ nhàng an ủi động viên: “ Cố lên, rồi các em sẽ đọc tốt như các ạn nếu các em cố gắng đọc bài nhều ở lớp cũng như ở nhà.” Trong tiết dạy tập đọc, sau khi cho cả lớp đọc xong, tôi mời các em đọc yếu, trung bình lên bàn giáo viên để cùng đọc bài với cô.Tôi giành nhiều thời gian cho đối tượng này hơn. Cùng đọc bài với các em trong giờ ra chơi ( nhưng vẫn để cho các em có thời gian thư giãn,nghỉ ngơi). Khi các em có biểu hiện tiến bộ tôi thường khen thưởng các em bằng những phần quà nhỏ như cuốn vở, viên phấn màu, cây bút đẹp vv… để các em thích thú và cố gắng hơn.

3/ Phương pháp học nhóm

Như đã nói ở trên,tôi cho học sinh giỏi kèm học sinh yếu, em giỏi ngồi gần em yếu để giúp bạn học tâp ở lớp. Còn khi về nhà tôi phân công và giao nhiệm vụcho em đọc yếu đem sách đến để cùng học, cùng đọc bài với bạn giỏi gần nhà nhấtvà cho bạn giỏi báo cáo với cô: chiều hôm qua bạn A có đến để học bài với em haykhông? Nếu có sẽ được cô khen bạn A ngoan, nếu không cô sẽ giữ bạn A lại để họcvới cô trong giờ ra chơi hoặc về muộn hơn so với các bạn để học bù lại.

4/ Phương pháp tổ chức các trò chơi

Trong giờ học vần, tôi hay lồng ghép các trò chơi nhỏ để cả lớp cùng thamgia.VD trò chơi Ai nhanh – Ai đúngGiáo viên ghi một số từ vào các mảnh bìa và đưa ra cho học sinh đọc. Bạnnào đọc nhanh, đọc đúng 3 từ liên tiếp sẽ được cả lớp khen là giỏi và tôi thường haychọn các học sinh trung bình, yếu để đọc nhiều hơn nhằm giúp các em cố gắng đọcđể thi đua và tạo cho các em khả năng đọc nhanh, đọc đúng.5/ Phương pháp nhận xét nêu gương.Để nâng dần chất lượng học sinh trong lớp, muốn cho trình độ học sinh đồngđều vào cuối năm học, tôi thường trò chuyện với học sinh trung bình – yếu để dẫn dụ các em cố gắng hơn cho kịp bằng các bạn. Tôi cho các em nhận xét các bạn giỏi trong lớp. VD: Bạn Chi, bạn Thư đọc giỏi, học giỏi vì các bạn ấy rất chăm chỉ đọc bàivà đọc rất nhiều ở nhà. Ở lớp các bạn cũng rất cố gắng đọc bài và luyện tập thêm đểngày càng đọc tốt đọc hay hơn. Các bạn luôn thi đua với nhau xem ai đọc nhiều hơn,ai đọc đúng hơn và ai đọc hay hơn. Các em cũng sẽ đọc giỏi như các bạn ấy nếu cócố gắng đọc nhiều, như các bạn : đọc chưa thông,đọc chưa nhanh thì đánh vần, đọcnhẩm nhẩm xong đọc to lên và cứ thế mà đọc mãi, đọc đi đọc lại, đọc đến khi nàonhìn vào chữ là đọc được ngay mới thôi.Và tôi đã cũng đọc với các bạn nhỏ trung bình – yếu ấy, nhằm giúp đỡ khảnăng đọc bài, cũng như giúp các em phân tích tiếng, cách đọc một tiếng, cách đọcsao cho nhanh như: nhẩm âm đầu → nhẩm vần → ghép âm đầu với vần → ghép dấuthanh thành tiếng vv…

V. KẾT QUẢ

Trong quá trình áp dụng các biện pháp, phương pháp trên để rèn kỹ năng đọccho học sinh lớp 1. Tôi đã thu nhặt được những kết quả đáng khích lệ sau:– Số học sinh yếu giảm dần trong năm học:Đây là một kết quả rất đáng mừng, bù đắp cho công sức và sự kiên nhẫn củagiáo viên đứng lớp

.VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Rèn kỹ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần, tiếng,từ,câu,đoạn,bàivv……Đọc còn yêu cầu học sinh biết ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm, đọccòn yêu cầu các em phát âm chuẩn, chính xác các con chữ… để khi viết các emkhông nhầm lẫn dẫn đến sai lỗi chính tả.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Tiểu luận giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • tiểu luận: kỹ năng sống của giới trẻ hiện nay
  • Tiểu luận về kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Quy trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Chuyên đề kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Luận văn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
  • Thực trạng kỹ năng sống của học sinh tiểu học
See more articles in the category: Tiểu luận