Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: phần mở đầu

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận xử lý tình huống trong công tác thi đua khen thưởng
  • Xử lý tình huống xảy ra trong công tác bình xét danh hiệu thi đua
  • Bài tập tình huống quản lý cấp phòng
  • Mẫu bài tiểu luận tình huống
  • Các tình huống trong thi đua khen thưởng
  • Bài tiểu luận về xử lý tình huống
  • Tiểu luận tình huống lãnh đạo quản lý cấp phòng về giải quyết những vấn de trong giáo dục
  • Xử lý tình huống thi đua khen thưởng
 
 
 
 
 
 
 
Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ

Tiểu luận Tình huống quản lý nhà nước về công tác tổ chức cán bộ

 

Công tác cải cách hành chính nói chung; công tác cán bộ công chức nói riêng đã được Đảng và Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành rất quan tâm trong những năm gần đây. Cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ là nhu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực khơi dậy mới tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực con...

Tiểu luận: Quản lý cán bộ công chứcvà xử lý cán bộ nhân viên vi phạm kỷ luật .

phần mở đầu

1. Sự cần thiết phải cải tiến và đổi mới công tác cán bộ trong giai đoạn hiện nay

Công tác cải cách hành chính nói chung; công tác cán bộ công chức nóiriêng đã được Đảng và Nhà nước, các cơ quan, đoàn thể, các cấp, các ngành rấtquan tâm trong những năm gần đây.

Cải cách hành chính, đổi mới công tác cán bộ là nhu cầu khách quan của sựnghiệp đổi mới và xây dựng đất nước, trong quá trình xây dựng nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực khơi dậy mới tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn lực con người.

Năm năm qua (2001 - 2005) công tác cải cách hành chính ở nước ta đã cóbước chuyển biến đáng kể: Về thể chế, tổ chức bộ máy, cán bộ công chức, tàichính công tạo ra những bước đột phá mới. Hệ thống tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành tiếp tục được kiện toàn vàtăng cường hơn về năng lực, hiệu lực hoạt động, quy chế tổ chức. Công tác quyhoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Cũngnhư công tác luân chuyển, đề bạt cán bộ được thực hiện đồng bộ ở các ngành, cáccấp, các cơ quan đơn vị. Mặc dù đã có nhiều chuyển biến, tiến bộ về công tác cải cách hành chính,về đổi mới công tác cán bộ.

Song ở các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hànhchính sự nghiệp còn nhiều tồn tại, không đáp ứng so với yêu cầu và nhiệm vụ đềra trong giai đoạn hiện nay. Đó là bộ máy tổ chức, quản lý cồng kềnh, đội ngũ cán bộ, công chức bộc lộnhiều mặt yếu kém bất lực. Những tình huống xảy ra trong công tác quản lý, điềuhành, xử lý không kịp thời, hoặc đạt hiệu quả thấp; gây mâu thuẫn nội bộ cơ quan,đơn vị, chất lượng, mức độ hoàn thành công việc không cao. Từ những kiến thức đã học về quản lý nhà nước về chương trình cải cáchhành chính, về kỹ năng tổ chức điều hành công sở; quản lý công vụ, công chức...

Tôi thấy việc cải cách thủ tục hành chính, việc nâng cao, bồi dưỡng cho đội ngũcán bộ công chức, nhất là cán bộ quản lý là hết sức cần thiết trong tình hình nhiệmvụ hiện nay, để đáp ứng cho yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, phát triểnkinh tế - xã hội. Trong thực tế đội ngũ cán bộ công chức có một bộ phận không nhỏ kémnăng lực, phẩm chất, thiếu kiến thức kỹ năng xử lý hành chính. Từ đó đã nảy sinhra nhiều vấn đề trong công tác quản lý cán bộ, công chức, công tác chuyên mônnội bộ cơ quan đơn vị mà tình huống. Sau đây đã xảy ra ở một cơ quan hành chínhsự nghiệp.

2. Giới thiệu tình huống


Cơ quan X là một đơn vị hành chính sự nghiệp cấp bộ. Có đội ngũ cán bộnghiên cứu, giảng dạy, cán bộ khối phục vụ rất lớn. ở bộ phận nghiên cứu giảngdạy hầu hết cán bộ, công chức đều có trình độ đại học, trên đại học, chuyên mônnghiệp vụ ở trình độ cao, nhưng ở khối phục vụ hậu cần thì trình độ chuyên môntương đối thấp. Trình độ đại học chỉ chiếm khoảng 15% trình độ trung cấp là 70%còn lại 15% nhân viên là chưa qua đào tạo. Công tác chuyên môn chủ yếu lànhững công việc mang tính phục vụ như: lái xe, bảo vệ, phục vụ ăn uống, vệ sinh,quản nhà... Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý (chủ yếu là cấp phòng) hầu hết đãqua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ có trình độ đại học, chỉ có 2 phòng là: bảo vệvà quản lý xe máy số cán bộ này chưa qua trường lớp đào tạo (chỉ có kỷ luật lái xevà là chiến sĩ, quân nhân chuyên ngành). ở những đơn vị này, do trình độ, nănglực quản lý yếu kém, cán bộ lãnh đạo có phong cách làm việc độc đoán, chuyênquyền, không có tính linh hoạt, kết hợp với thái độ ngạo mạn, coi thường nhânviên nên đã xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, công việc chuyên môn trì trệ,các sự viện lộn xộn đã xảy ra ở cơ quan. Sau đây là một sự việc xảy ra ở phòng bảo vệ của cơ quan X.

READ  Tiểu luận lý thuyết dịch Ngôn ngữ Anh HOU


II. Nội dung tình huống

1. Nguyên nhân xảy ra


tình huống Hưởng ứng cuộc vận động nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, pháthuy tinh thần kỷ luật lao động do giám đốc, công đoàn cơ quan phát động đối vớicán bộ công nhân viên cơ quan. Sau một tháng phát động, các đơn vị đã tổ chức kiểm điểm rút kinhnghiệm, tìm ra những phương hướng, giải pháp khắc phục những khuyết điểm,yếu kém của đơn vị mình. Cũng như các phòng, ban khác của cơ quan, phòng bảo vệ đã họp cảCBNV đều tham gia, để tiến hành kiểm điểm việc chấp hành, thực hiện các nộidung của đợt phát động phong trào thi đua. Tất cả các mặt công tác đã được cánbộ, nhân viên thảo luận, góp ý đánh giá.

Song tập trung chủ yếu vào nội dungchấp hành ý thức kỷ luật lao động trong cơ quan. Tại cuộc họp đồng chí H là tổ trưởng công đoàn được trưởng phòng giaonhiệm vụ chấm công, theo dõi việc chấp hành giờ giấc lao động của cán bộ, nhânviên trong phòng đã nêu lên: trường hợp có một số cán bộ nhân viên, có lúc bỏ nơilàm việc tranh thủ rủ nhau ra quán uống bia, uống rượu, và lấy danh nghĩa tiếpkhách của đơn vị đã dùng tiền công quỹ của phòng, gây nghi ngờ, bàn tán tạokhông khí căng thẳng trong đơn vị. Những việc làm này là vi phạm kỷ luật laođộng, không đúng với phẩm chất đạo đức của người đảng viên. Cả đơn vị đã lắng nghe và cho đây là ý kiến thẳng thắn, chân thành, sự việcxem như không có vấn đề gì xảy ra, nhưng sau cuộc họp, một vài cá nhân đã tròchuyện to nhỏ với trưởng phòng và họ cho rằng nội dung, ý tứ phát biểu của đồngchí H là ám chỉ tư cách, ý thức kỷ luật của lãnh đạo phòng. Do tác động của những câu chuyện, của một vài cá nhân trong đơn vị, vànhững bất đồng trước đây đối với H, trưởng phòng vội vàng tập hợp ý kiến củamột số đảng viên, của một phó phòng tâm đầu ý hợp chuẩn bị nội dung, lý do đểkiểm điểm, phê bình H chỉ sau đó một tuần.


2. Diễn biến tình huống

Vẫn như mọi ngày, đồng chí tổ trưởng công đoàn H đến cơ quan làm việcbình thường. Hoàn toàn bất ngờ anh được đồng chí phó phòng thông báo đến dự mộtcuộc họp đột xuất, do lãnh đạo chuyên môn triệu tập. Bắt đầu vào cuộc họp, đồngchí trưởng phòng kiêm bí thư chi bộ thông báo lý do cuộc họp với nội dung góp ývào dự thảo điều lệ sửa đổi của Đảng Cộng sản Việt Nam đề đạt Đại hội X củaĐảng. Khoảng một tiếng đồng hồ đầu của cuộc họp: một đồng chí đọc qua một sốtrang của bản điều lệ sửa đổi, không đồng chí nào thảo luận góp ý kiến. Sau đóđồng chí trưởng phòng phát biểu thông qua nội dung thảo luận điều lệ sửa đổi củaĐảng, chuyển sang lĩnh vực chuyên môn của đơn vị trong đó đề cập đến vấn đề tưtưởng, ý thức của cán bộ đảng viên trong đơn vị. Trong đó có nêu: trong thời giangần đây đã có một vài đảng viên yếu kém, sa xút về phẩm chất, hiện tượng bèphái, gây rối chia rẽ nội bộ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào thi đuacủa đơn vị, tạo mối nghi kỵ, tố cáo lẫn nhau, làm suy giảm uy tín của cán bộ lãnhđạo và đơn vị.

Một vài ý kiến, đề nghị đồng chí trưởng phòng thẳng thắn nêu đíchdanh cá nhân để cho anh em biết và kiểm điểm. Sau một hồi, đồng chí trưởngphòng đã nêu đích danh đồng chí H, tổ trưởng công đoàn của đơn vị. Dựa theo ýkiến của trưởng phòng một số cá nhân đã đưa ra một số khuyết điểm khác củađồng chí H, đại khái là có ý đồ chia rẽ nội bộ, gây mất uy tín của cán bộ trong đơnvị, tại sao không góp ý trực tiếp mà phải đưa ra hội họp, tạo thành vấn đề lớn vànghiêm trọng nếu cấp trên biết. Có ý kiến kết luận: xét về hành vi, mức độ khuyết điểm của đồng chí H thìđồng chí H không đủ tư cách đảng viên và chi bộ phải xem xét áp dụng hình thứcđưa đồng chí ra khỏi Đảng. Sau khi nghe ý kiến phát biểu của đồng chí trưởng phòng và một số cán bộđảng viên, đồng chí H kiên quyết không nhất trí với kết luận của cuộc họp: trướctiên nội dung cuộc họp đã đi không đúng nội dung và xét kiểm điểm phê bình, ápdụng hình thức kỷ luật thì không đúng nguyên tắc, trình tự thủ tục đồng chí H chorằng những ý kiến nêu lên khuyết điểm của đồng chí là không đúng với thực tế,đây có động cơ buộc tội vu cáo, chạy mũ và sẽ đề nghị cấp trên xem xét.


III. Phân tích, xử lý tình huống


1. Xử lý tình huống


Sau cuộc họp đồng chí trưởng phòng đã lập 01 biên bản mà nội dung củanó có nhiều tình tiết không đúng với diễn biến của cuộc họp, có tính chất gay gắtvà nghiêm trọng hơn để báo cáo cấp trên áp dụng các hình thức kỷ luật đối vớiđồng chí H. Nhận được báo cáo của phòng bảo vệ, ban thanh tra của cơ quan được phépcủa lãnh đạo cơ quan cấp trên đã về đơn vị để thẩm tra, xem xét. Đoàn thanh trađã tổ chức gặp gỡ, thu thập ý kiến của phần lớn cán bộ, nhân viên của phòng, xétquá trình công tác, bản chất con người của đồng chí H, đoàn đã xác minh kết luậnđồng chí H không mắc những khuyết điểm như báo cáo mà đồng chí trưởng phòngnhân danh thay mặt tập thể đơn vị đưa lên. Đoàn thanh tra cũng chỉ rõ: việc tổ chức các cuộc họp bất thường, lấy lý dohọc tập, góp ý, để nâng cao chất lượng đảng viên chỉ là cái cớ để có cơ hội lôi kéo,bè phái, trả thù cá nhân. Việc đề nghị hình thức kỷluật đối với đồng chí H làkhông có căn cứ, và vi phạm những nguyên tắc kỷ luật của Đảng và nội quy, quychế trong cơ quan nhà nước. Lãnh đạo cơ quan đã bãi bỏ không đồng tình với báo cáo đề nghị kỷ luậtđồng chí H của phòng bảo vệ. Kết hợp với một số vụ việc sau này; về vấn đề mấtđoàn kết nội bộ, có nhiều ý kiến, đơn thư nặc danh tố cáo về những hiện tượng sửdụng tiền công vào mục đích cá nhân, việc lôi kéo bè phái, làm cho đơn vị rối renkhông hoàn thành được nhiệm vụ. Vụ Tổ chức cán bộ của cơ quan đã đề nghị lãnhđạo cấp trên không bổ nhiệm lại chức vụ trưởng phòng bảo vệ đối với đồng chítrưởng phòng và cho chuyển sang công việc khác.

READ  Tiểu luận Luật dân sự- Phân chia di sản trong trường hợp có thừa kế mới

2. ảnh hưởng của tình huống


Qua tình huống nêu trêu, mặc dù cấp trên đã điều đồng chí trưởng phòng đilàm công việc khác. Song ảnh hưởng của nó còn rất lớn đối với phòng bảo vệ saunày. Từ cách làm việc và cách xử sự, quan hệ với nhau của một số cán bộ cho tathấy một thực tế đã tồn tại ở nhiều cơ quan hiện nay, là do công tác cán bộ, sửdụng con người, cách kiểm tra, giám sát của lãnh đạo cấp trên còn thiếu chặt chẽvà thường xuyên, buông lỏng quản lý cán bộ. Do người lãnh đạo đơn vị thiếu nănglực, thiếu kỹ năng xử lý quản lý hành chính, độc đoán, quan liêu ưa thói xu nịnhdẫn đến lề lối làm việc áp đặt, truy chụp, hằn thù, cá nhân lôi kéo bè phái, ê kíplàm việc. Sự việc nêu trên đã chứng minh sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡngthường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý, việc tuyển dụng bổ nhiệm đề bạt phải cânnhắc thận trọng. Nếu không nó sẽ kìm hãm công tác cải cách hành chính, tạo sựrối ren trong công tác quản lý cơ quan đơn vị. Việc người đứng đầu một đơn vịkhông đủ khả năng thực hiện các yêu cầu của nhiệm vụ quản lý lãnh đạo đơn vịhoặc không vì lợi ích tập thể mà đặt lợi ích cá nhân lên trên và dùng quyền lực đểbảo vệ cho cá nhân mình trong giai đoạn hiện nay là không thể chấp nhận.


3. Những vấn đề cần được quan tâm giải quyết

Về phía cán bộ nhân viên phòng bảo vệ do trình độ nhận thức, do khôngmạnh dạn đấu tranh phê bình, bảo vệ lẽ phải để một vài cá nhân có động cơ xấu,lôi kéo không nhận ra đúng sai. Đây là hiện tượng còn khá phổ biến ở những cơquan đơn vị khi đa số người lao động, cán bộ viên chức có trình độ học vấnthường, thiếu hiểu biết về kiến thức pháp luật. Các cấp ủy Đảng, các cấp chínhquyền cần phải quan tâm sâu sát hơn nữa để động viên quần chúng tham gia sinhhoạt, hội họp, biết phân tích đúng sai, bảo vệ lợi ích cho chính mình và cho nhữngngười khác để vươn lên làm chủ tập thể, làm chủ cơ quan đơn vị mình. IV. Nguyên nhân, hậu quả, phương án xử lý

1. Nguyên nhân xảy ra tình huống

Phòng bảo vệ cơ quan X để xảy ra tình trạng như trên là do lãnh đạo đơn vịquan liêu, không sâu sát, công tác thi đua, công tác kiểm tra, giám sát việc thựchiện nhiệm vụ của các đơn vị cấp dưới không được tiến hành thường xuyên. Cácđoàn thể xã hội không có sự phối hợp. Việc phổ biến tuyên truyền đường lối,chính sách pháp luật của nhà nước đối với số cán bộ, công chức có trình độ thấpkhông thường xuyên. Công tác đấu tranh phê và tự phê bình không thường xuyên, nhất là côngtác cán bộ, quản lý còn lỏng lẻo, không kịp thời phát hiện những sai phạm, để cấpdưới lộng quyền, lộng hành, mạt sát coi thường nhân viên. CB, CNV trong đơn vị thiếu mạnh dạn, e dè, nể nang, không dám đứng lênđể bảo vệ những cá nhân tốt, thiếu hiểu biết trong nhiều lĩnh vực xã hội, bị kẻ xấulôi kéo.

2. Hậu quả của tình huống


Sự việc xảy ra tuy không lớn, nghiêm trọng xong đã để lại hậu quả nặng nề.Đơn vị bị thay đổi xáo trộn về tổ chức khi đang làm việc bình thường, phải thayđổi lãnh đạo quản lý, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhân viên. Tư tưởng của đội ngũcán bộ, công chức hoang mang, dao động, nghi kỵ lẫn nhau, không kí làm việccăng thẳng, cầm chừng, hiệu quả công tác thấp, ảnh hưởng tới các đơn vị kháctrong cơ quan, gây lãng phí mất thời gian của cấp trên, các bộ phận để tập trungkiểm điểm họp hành, tìm ra nguyên nhân, để ổn định tổ chức trấn an tinh thần chocán bộ, nhân viên.

3. Phương án xử lý

Từ tình huống xảy ra ở phòng bảo vệ cơ quan X, tôi sẽ có phương án xử lýsau:
- Phương án 1:
khi nghe đồng chí H phát biểu trong cuộc họp và nghe cácthông tin mà một vài người nêu ra tôi cần bình tĩnh, sáng suốt cân nhắc, sàng lọc,phân tích kỹ sự việc, giữa nội dung cuộc họp, thái độ chân thành thẳng thắn củađồng chí H và động cơ, thái độ của một vài ý kiến của những cá nhân. Nếu nhữngthông tin đó không đảm bảo độ trung thực chính xác, tôi lựa lời phân tích, giảithích cho họ biết mối quan hệ của chúng tôi và chỉ ra những suy nghĩ sai trái vàtác hại của những suy nghĩ, ý kiến mà họ nêu ra, để tạo mối đoàn kết vui vẻ, hoàthuận trong đơn vị mình.
- Phương án 2:

READ  10 mẫu Tiểu luận Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện - Traloitructuyen.com

Nhưng nếu những ý kiến thông tin đó là đúng tôi sẽ chủđộng mời đồng chí H đến gặp phân tích điều hay lẽ phải cho đồng chí H nghe vànghiêm khắc đề nghị đồng chí H phải làm kiểm điểm và áp dụng những hình thứcphù hợp và mang tính giáo dục răn đe. Đưa ra tập thể đơn vị, chi bộ công khai,dân chủ quyết định. Cả hai phương án trên tôi thấy đều có tình, có lý, nó sẽ đảm bảo được tínhtập trung, dân chủ. Đối với đội ngũ cán bộ trong cơ quan sẽ đảm bảo đoàn kết nhấttrí, tạo không khí hoà thuận, vui vẻ, công việc sẽ dần đi vào ổn định, nề nếp. Vaitrò của người lãnh đạo được thể hiện, có sức thuyết phục với mọi đối tượng màmình quản lý tạo lòng tin trong lòng quần chúng nhân viên khi mọi người thấyrằng mình được tôn trọng, quyền lợi được đảm bảo một cách dân chủ công khai.

V. kết luận và kiến nghị

1. Kết luận:

Qua sự việc xảy ra ở phòng bảo vệ cơ quan X, ta thấy nổi lênlà vấn đề cán bộ, vấn đề bố trí, sử dụng cán bộ. Cán bộ do thiếu kiến thức, suynghĩ nông cạn, tự ti, bè phái, không biết hy sinh quyền lợi cá nhân để vì việcchung, nên đã để xảy ra sự việc đáng tiếc ở đơn vị mình phụ trách. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có một số người đã lợi dụng sự việc để cơ hội,gây rối đơn vị, vì những toan tính và mục đích cá nhân, không có tinh thần xâydựng đơn vị. Số người này tuy không nhiều; son vẫn còn tồn tại ở nhiều cơ quanđơn vị quản lý nhà nước, đó là nguyên nhân gây ra những hậu quả khôn lường rấtcó hại cho công việc quản lý, có hại cho công tác cải cách hành chính, có hại chocông cuộc đổi mới hiện nay. Các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức cán bộ ở cácđơn vị cần sớm phát hiện để giáo dục, răn đe hoặc sa thải loại trừ.

2. Kiến nghị Từ sự việc nêu trên, tôi kiến nghị một số vấn đề sau:

- Đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước hiện nay còn thểhiện nhiều hạn chế, yếu kém. Kém về chuyên môn, nghiệp vụ, yếu kém về trìnhđộ năng lực quản lý con người.

- Công tác tổ chức cán bộ cần phải cải tiến, đổi mới từ khâu tuyển dụng, đềbạt, bổ nhiệm những cá nhân đầy đủ các tiêu chuẩn: phẩm chất, kiến thức, nănglực lãnh đạo, năng lực chuyên môn. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá đội ngũ cánbộ công chức để có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng trìnhđộ lý luận chính trị, kỹ năng điều hành quản lý đơn vị.

- Thủ trưởng cơ quan phải có kế hoạch tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh trađể sớm phát hiện ở các đơn vị cấp dưới. Có những biểu hiện mất đoàn kết nội bộ,cán bộ cấp dưới có những biểu hiện tiêu cực, năng lực yếukém không đủ trình độđể quản lý điển hình đơn vị. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, hoặc kiểm điểm, phêbình, kỷ luật hoặc thay đổi vị trí công tác.

- Cơ quan và các đơn vị cấp dưới cần lập ra các nội quy quy chế làm việc.Phân công trách nhiệm cụ thể để làm cơ sở cho đánh giá cán bộ, có biện phápkhen thưởng hoặc xử phạt kịp thời.

- Các cơ quan nhà nước phải tạo ra sự chuyển biến, nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể xã hội như: Thanh niên, nữcông, công đoàn... trong việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo... về những hànhvi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức. Tập trung giải quyết dứt điểm. Các vụviệc, các đơn vị có tình trạng mất đoàn kết kéo dài. Lãnh đạo cơ quan phải quantâm phân tích nguyên nhân phát sinh những hiện tượng khiếu kiện, mất đoàn kếtnội bộ, dựa trên những nội quy, quy chế đã ban hành và dựa trên cơ sở chính sách,pháp luật của Nhà nước. Hơn bao giờ hết, việc đào tạo phát triển năng lực đội ngũ cán bộ công chứchiệnnay cũng như việc quản lý cán bộ công chức phải được xác định đúng đắn.Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng cho công cuộc đổi mới và hoà nhập vai tròcủa người cán bộ lãnh đạo là hết sức quan trọng, Đảng và Nhà nước, các cơ quantừ Trung ương đến địa phương, các cấp các ngành cần quan tâm hơn nữa đến côngtác cán bộ, và đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu công tác cán bộ là chính sách,chiến lược, quyết định sự phát triển của cơ quan, của đơn vị, quyết định thắng lợicủa công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay. Trên đây là một tình huống trong rất nhiều tình huống đã xảy ra phổ biến ởcác đơn vị, cơ quan nhà nước. Với cách phân tích, diễn giải, xử lý các giải pháp vàmột số vấn đề tôi mạnh dạn nêu ra ở trên, hy vọng được các cơ quan, các cấp, cácngành tiếp thu và xem xét

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận xử lý tình huống trong công tác thi đua khen thưởng
  • Xử lý tình huống xảy ra trong công tác bình xét danh hiệu thi đua
  • Bài tập tình huống quản lý cấp phòng
  • Mẫu bài tiểu luận tình huống
  • Các tình huống trong thi đua khen thưởng
  • Bài tiểu luận về xử lý tình huống
  • Tiểu luận tình huống lãnh đạo quản lý cấp phòng về giải quyết những vấn de trong giáo dục
  • Xử lý tình huống thi đua khen thưởng
See more articles in the category: Tiểu luận