3 mẫu Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: MỞ ĐẦU

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận triết học phương Đông cổ đại
  • Bản the luận triết học phương Đông
  • tiểu luận triết học: sự khác biệt giữa triết học phương đông  phương tây
  • Lịch sử triết học phương Đông
  • Triết học phương Đông PDF
  • Triết học phương Đông cổ trung đại
  • Triết học phương Đông và phương Tây
  • Sử ra đời và phát triển của triết học phương Đông
 
 
 
 
 
 
 
Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại

Tiểu luận So sánh sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại

Mẫu 1

 

MỞ ĐẦU

Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hoá nhân loại nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học Phương Đông và triết học Phương Tây có nhiều nội dung phong phú, đa dạng. Những giá trị của nó đã để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết học Phương Đông và triết học Phương Tây không thể thoát ly những vấn đề chung của lịch sử triết học. Mặc dù vậy, giữa triết học Phương Đông và triết học Phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết học Phương Đông và triết học Phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của nó là một vấn đề phức tạp, nhưng cũng rất lý thú, vì qua đó ta có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hoá của nhân loại. Mặt khác, bản sắc văn hoá Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học Phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học Phương Đông trong mối quan hệ với đặc điểm của triết học Phương Tây, đặc biệt là những tư tưởng nhân văn trong thời khai sáng sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắchơn bản sắc văn hoá Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sự giống nhauvà khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây” làm đềtài nghiên cứu trong bài tiểu luận của mình

PHẦN NỘI DUNG

1. Những đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông

1.1. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Ấn Độ

So với các nền triết học khác, triết học Ấn Độ là một trong những tràolưu triết học ra đời và phát triển rất sớm. Nó được hình thành từ cuối thiênniên kỷ thứ hai, đầu thiên niên kỷ thứ nhất, trước công nguyên và vận độngphát triển trong lịch sử. Với thời gian hàng ngàn năm, nền triết học Ấn Độđã tạo nên một vóc dáng đồ sộ, chứa đựng những tư tưởng quý báu của nhânloại. Tính đồ sộ của nó không chỉ ở qui mô, số lượng các tác phẩm, ở sự đadạng của các trường phái mà còn ở sự phong phú trong cách thể hiện và đặcbiệt là sự sâu rộng về nội dung phản ánh. Tính đồ sộ của triết học Ấn Độ thểhiện ở sự đa dạng các trường phái triết học. Chỉ riêng 9 trường phái triết họctiêu biểu ở thời kỳ cổ đại và sự phân hoá của nó trong lịch sử triết học cũng đã nói lên qui mô và sự phức tạp của nó. Tính đồ sộ của nó còn thể hiện ở sựphong phú về nội dung thể hiện. Có thể nói các trường phái triết học đều đềcập đến hầu hết các vấn đề lớn của triết học như: bản thể luận, nhận thứcluận, phép biện chứng và đặc biệt là vấn đề con người với đời sống tâm linhvà con đường giải thoát của nó…Trong quá trình giải quyết những nội dung phong phú đó, đa số cáctrường phái triết học Ấn Độ đều dựa vào tri thức đã có trong kinh Veđa, lấycác tư tưởng của kinh Veđa làm điểm xuất phát, các luận điểm triết học vềsau thường dựa vào các luận thuyết ở triết học đã có trước. Vì vậy, các nhàtriết học sau thường không đặt ra mục đích tạo ra một triết học mới, mà bổnphận của họ là chỉ để bảo vệ, lý giải cho hoàn thiện thêm các quan niệm banđầu, còn việc tìm ra những sai lầm thường bị coi nhẹ thậm chí không đượcđặt ra.Triết học Ấn Độ đặc biệt chú ý tới vấn đề con người. Hầu hết cáctrường phái triết học đều tập trung giải quyết vấn đề “nhân sinh” và tìm conđường “giải thoát” con người khỏi nỗi khổ trầm luân trong đời sống trần tục.

Tuy nhiên, do sự hạn chế về nhận thức, do sự chi phối của lập trường giaicấp, và của những tư tưởng tôn giáo nên hầu hết các học thuyết triết học ẤnĐộ lại đi tìm nguyên nhân của sự khổ đau của con người không phải từ đờisống kinh tế – xã hội mà ở trong ý thức, trong sự “vô minh”, sự “ham muốn”của con người. Vì vậy “con đường giải thoát con người” đều mang sắc tháiduy tâm và yếm thế.Trong quá trình vận động và phát triển, các hệ thống triết học Ấn Độkhông thoát ra khỏi sự chi phối của những tín điều tôn giáo, do đó nó có sựđan xen với những quan niệm của tôn giáo. Các quan niệm triết học kể cảquan niệm duy vật đều bị ẩn sau các nghi lễ huyền bí của kinh Veđa, cácquan niệm về hiện thực pha trộn các quan niệm huyền thoại, cái trần tục trựcquan xen lẫn cái ảo tưởng xa xôi, cái bi kịch của cuộc đời đan xen cái thầntiên của cõi Niết Bàn.Cùng với sự đan xen của các tín điều tôn giáo, trong phạm vi của triết học, các quan niệm duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu hình trong triếthọc Ấn Độ không được thực hiện một cách rạch ròi, tách bạch nhau màchúng thường đan xen vào nhau, xen kẽ lẫn nhau trong quá trình vận độngvà phát triển. Chính vì thế, triết học Ấn Độ đã tạo nên vẻ đẹp thâm trầm,huyền bí, uyển chuyển của triết học Phương Đông. Nhìn chung, lịch sử triếthọc Ấn Độ là nền triết học lớn ở Phương Đông. Nó đã để lại nhiều tư tưởngquý báu cho nhân loại.

1.2. Những đặc điểm cơ bản của lịch sử triết học Trung Quốc

Lịch sử triết học Trung Quốc thấm đượm tinh thần nhân văn, trong đó Nho gia là một học thuyết tiêu biểu, đã coi con người là chủ thể của đố itượng nghiên cứu, đã tách con người khỏi động vật và thần linh, và cho rằng: “con người có khí, có sinh, có trí thì cũng có nghĩa, bởi vậy là vật quýnhất trong thiên hạ) (Tuân Tử-Vương Chế). Nho gia thừa nhận vũ trụ là trời– đất- người cùng một thể, người được xếp ngang hàng với trời – đất thànhmột bộ “tam tài”. Như vây ngay từ buổi đầu, triết học Trung Quốc mà Nhogia là tiêu biểu đã khẳng định rõ giá trị của con người, thể hiện tinh thầnnhân văn đậm nét và thấm nhuần tư tưởng “thiên nhân hợp nhất”. Trên cơ sởtư tưởng đó, những mệnh đề khác đã ra đời như: tâm, tính, tình, lý, khí,lương tri, “thiên nhân cảm ứng”… nhưng suy cho cùng đều phục vụ cho giảiquyết vấn đề nhân sinh của con người và xã hội. Có thể nói trong tư tưởngtriết học Trung Quốc, Các loại liên quan đến con người như triết học nhânsinh, triết học chính trị, triết học lịch sử đều phát triển còn triết học tự nhiêncó phần mờ nhạt.Vấn đề trọng tâm của tinh thần nhân văn trong lịch sử triết học TrungQuốc là vấn đề đạo đức xã hội và đạo đức con người. Họ luôn luôn tìm tòi,xây dựng những nguyên lý, những chuẩn mực đạo đức để thích nghi tronglịch sử và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội. Nhiều trườngphái tư tưởng đã đưa ra những nguyên tắc đạo đức cao nhất của mình vàchứng minh đó là hợp lý nhất: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Nho gia; Vô vicủa Đạo gia; Kiêm ái của Mặc gia; Công và Lợi của Pháp gia. Những nguyên tắc đạo đức luôn gắn liền với tính đẳng cấp trong xã hội, coi nhẹ thuộc tính tự nhiên của con người.Triết học Trung Quốc thường đem luân thường đạo lý của con ngườigán cho vạn vật trong trời đất, biến trời thành hoá thân của đạo đức rồi lấythiên đạo chứng minh cho nhân thế. Vũ trụ quan, nhân sinh quan, nhận thứcluận của nhà Nho đều thấm đượm ý thức đạo đức. Chuẩn mực đạo đức trởthành đặc điểm nổi bật. Vì vậy, họ tranh luận xung quanh vấn đề thiện ác.Họ liên hệ việc nhận thức thế giới khách quan với việc tu nhân, dưỡng tínhcá nhân. Thậm chí họ coi việc dưỡng tính cá nhân là cơ sở của việc nhậnthức thế giới khách quan, “người tận tâm thì biết được tính của mình, biếtđược tính của mình thì biết được trời”. Vì vậy, trong mấy ngàn năm lịch sử,các triết học đều theo đuổi cái vương quốc luân lý đạo đức, họ xem đạo đứclà cái “trời phú”. Bởi thế, họ xem việc thực hành đạo đức là hoạt động thựctiễn căn bản nhất của một đời người, đặt lên vị trí thứ nhất của sinh hoạt xãhội. Có thể nói, đây là nguyên nhân triết học dẫn đến sự kém phát triển vềnhận thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng ở Trung Quốc.Mặt khác, triết học Trung Quốc đặc biệt chú ý đến sự hài hoà thốngnhất giữa các mặt đối lập. Các nhà triết học đều xem xét một cách biệnchứng sự vận động của vũ trụ, xã hội, nhân sinh, đều chú ý đến mặt đối lậpthống nhất của sự vật. Đa số họ đều nhấn mạnh sự hài hoà thống nhất giữacác mặt đối lập, coi việc điều hoà mâu thuẫn là mục tiêu cuối cùng để giảiquyết vấn đề. Đạo gia, nho gia, Phật giáo đều phản đối cái “thái quá”, “bấtcập”. Tính tổng hợp và tính quán xuyến của hàng loạt các phạm trù “Thiênnhân hợp nhất”, “Tri hành hợp nhất”, “Thể dụng hợp nhất”, “Tâm vật dunghợp”, “Cảnh và tình hợp nhất”… đã thể hiện sự hài hoà thống nhất của tưtưởng triết học cổ đại Trung Quốc.

2. Những đặc điểm của lịch sử triết học Phương Tây

2.1. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại


Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại đã phản ánh cuộc đấu tranhgiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà xét đến cùng là phản ánh cuộc đấu tranh giữa phái chủ nô dân chủ tiến bộ xét trong điều kiện lịch sửthời kỳ đó với phái chủ nô thượng lưu phản động.Triết học Hy Lạp cổ đại cũng phản ánh cuộc đấu tranh của khoa họcchống thần học và tôn giáo. Các nhà khoa học đồng thời cũng là nhữngngười vô thần. Họ đưa ra và bảo vệ những quan điểm về khoa học tự nhiên,trong đó có học thuyết nguyên tử. Tuy chưa vạch ra hết nguồn gốc của thầnhọc và tôn giáo, nhưng những tư tưởng của họ đã góp phần to lớn vào cuộcđấu tranh chống tư tưởng hữu thần của các nhà triết học duy tâm.Chủ nghĩa duy vật của Hy Lạp cổ đại mang tính mộc mạc và tự phát.Đó là kết quả của khoa học tự nhiên còn ở thời kỳ nguyên thuỷ, mới phátsinh và bắt đầu phát triển. Các tri thức khoa học do các nhà triết học duy vậtnêu ra hầu như chỉ là sự phỏng đoán về thế giới xung quanh, chưa có cơ sởkhoa học vững chắc, song đó là những phỏng đoán thiên tài. Rất nhiềuphỏng đoán của họ sau này đã được khoa học thừa nhận và mở ra cho cácnhà khoa học những con đường để đi đến chân lý và phát triển các khoa học.Các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại thường dựa vào các sự vật, hiệntượng cụ thể như nước, không khí, lửa để nêu lên bản nguyên của thế giới. Tuy có nhà triết học đã đưa ra quan niệm trừu tượng hơn, song cũng chưathoát khỏi tính trực quan trong việc xác định bản nguyên của thế giới nhưĐêmocrit chẳng hạn.Một trong những đặc điểm cơ bản khác của triết học Hy Lạp cổ đại làtính chất biện chứng sơ khai tự phát. Những nhà triết học Hy Lạp đầu tiêncủa Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh và Aritxtôt-bộóc bách khoa nhất của các nhà triết học ấy cũng đã nghiên cứu những hìnhthức căn bản nhất của tư duy biện chứng.Xét về mặt lịch sử, tính biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại là mộtthành tựu vĩ đại. Song nó vẫn là biện chứng “ngây thơ”. Ăngghen đã nhậnxét: “Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét thế giới tự nhiên, lịch sử loàingười, hay dùng hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta, thì trước nhất,chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại, trong đó không có cái gì đứng nguyên, khôngthay đổi, mà tất cả đều vận động, biến hoá, phát sinh và mất đi. Cái thế giớiquan ban đầu, ngây thơ, nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quancủa các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêracrit trình bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và cũng không tồn tại, vì mọi vậtđang trôi qua, mọi vật đều không ngừng biến hoá, mọi vật đều không ngừngphát sinh và tiêu vong”. Nhưng cách nhìn ấy, dù cho nó có đúng đến thế nàochăng nữa, tính chất chung của toàn bộ bức tranh về hiện tượng, vẫn khôngđủ để giải thích những chi tiết hợp thành bức tranh toàn bộ và chừng nàochúng ta chưa giải thích được các chi tiết ấy thì chúng ta chưa thể hiểu rõđược bức tranh toàn bộ. Đó là hạn chế và sự thiếu sót lớn của triết học HyLạp cổ đại.


2.2. Một số đặc điểm cơ bản của triết học

Tây Âu thời trung cổLịch sử phát triển của xã hội Tây Âu thời trung cổ là sự tiếp nối của sự phát triển lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ cổ đại. Tuy nhiên đây là cả giaiđoạn mà cả xã hội thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Trong điều kiện đó,chủ nghĩa kinh viện là triết học chính thống. Cả xã hội chìm đắm và bịngưng trị bởi tư tưởng duy tâm, tôn giáo, thần học, và chủ nghĩa ngu dân. Vìvậy, triết học phục tùng thần học, phương pháp suy luận hình thức, viểnvông. Tôn giáo áp đặt sự thống trị của mình lên triết học, tư tưởng khoa họcvà tự do. Chủ nghĩa kinh viện không chấp nhận cái mới và sự tiến bộ.Thời kỳ này đã diễn ra hai cuộc đấu tranh giữa hai phái triết học là pháiduy danh và phái duy thực, phản ánh cuộc đấu tranh không khoan nhượnggiữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Học thuyết duy danh gắn liềnvới khuynh hướng duy vật trong việc thừa nhận sự vật có trước, khái niệmcó sau. Học thuyết duy thực xem cái chung là tồn tại độc lập, có trước, sinhra cái riêng và không phụ thuộc vào cái riêng. Trong cuộc đấu tranh dai dẳngđó, các trào lưu triết học của phái duy danh đã đem đến một luồng sinh khímới. Đó là sự nhận thức thế giới thông qua kinh nghiệm, thực nghiệm, là sựgiải phóng và sự đề cao của thần học và sự tối tăm, trì trệ. Đây là mầm mống chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và sự phát triển mới của triếthọc và khoa học trong thời kỳ Phục hưng.Một nội dung mà triết học Tây Âu thời trung cổ đề cập là vấn đề conngười. Xuất phát từ thế giới quan duy tâm, thần bí, họ xem con người là sảnphẩm của Thượng đế sang tạo ra. Mọi số phận, niềm vui, nỗi buồn, sự mayrủi của con người đều do Thượng đế xếp đặt. Trí tuệ con người thấp hơn trítuệ anh minh sáng suốt của Thượng đế. Do đó, triết học cũng hoàn toàn bấtlực trong việc cứu thoát con người. Con người trở nên nhỏ bé trước cuộc sống, nhưng đành bằng lòng với cuộc sống tạm bợ trên trần thế, vì hạnhphúc vĩnh cửu ở thế giới bên kia. Con người bị thủ tiêu ý chí đấu tranh để tựgiải thoát mình. Khi phương thức tư bản chủ nghĩa ra đời, khoa học và triếthọc đã xác lập vị thế lịch sử tiên tiến của nó, thì con người mới có thể thoátkhỏi sự kìm hãm của triết học kinh viện và thế giới quan thần học trung cổ.Mặc dù quá trình phát triển của triết học Tây Âu thời trung cổ rất phứctạp, đầy mâu thuẫn, nhưng nó vẫn tuân theo quy luật phát triển kế thừa liêntục của lịch sử và của các hình thái ý thức xã hội. Nó chuẩn bị những hạtnhân hợp lý cho sự phục hồi chủ nghĩa duy vật cổ đại và phát triển vớinhững thành tựu rực rỡ trong thời kỳ Phục hưng.

2.3. Những đặc điểm cơ bản của triết học

Tây Âu thời kỳ Phục hưngTriết học thời kỳ này là thế giới quan của triết học giai cấp tư sản đangở trong quá trình hình thành, phát triển. Sau “đêm trường trung cổ”, dưới sự thống trị của thần học và triết học kinh viện, thời kỳ này chủ nghĩa duy vậtđược khôi phục và phát triển. Sự khôi phục và phát triển đó lại gắn liền vớicuộc đấu tranh quyết liệt chống lại thần học và triết học kinh viện.Do tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật vớichủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, hơn nữa do ảnh hưởng rất lớn của thần học lúcbấy giờ nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chưa triệt để, nó vẫn mang tínhhình thức phiếm luận. Tuy nhiên trong đó, tư tưởng duy vật vẫn giữ vai tròchi phối.Triết học thời kỳ này đặc biệt đề cao vai trò con người, quan tâm đến việc giải phóng con người, mang lại quyền tự do cho con người.Thời kỳ này triết học có bước phát triển mới, dựa trên cơ sở các thànhtựu khoa học tự nhiên. Tuy nhiên giữa triết học và khoa học tự nhiên vẫnthống nhất chặt chẽ với nhau, chưa có sự phân chia rạch ròi. Trên cơ sởnhững thành tựu mới của khoa học tự nhiên, các nhà khoa học tự nhiên lại điđến những khái quát mới về mặt triết học. Các nhà khoa học tự nhiên đồngthời là các nhà triết học.Có thể nói triết học thời kỳ Phục hưng đã tạo ra một bước ngoặt trongsự phát triển của triết học sau “đêm trường trung cổ”. Nó tạo tiền đề cho triếthọc tiếp tục phát triển vào thời cận đại. 


2.4. Những đặc điểm cơ bản của triết học

Tây Âu thời kỳ cận đạiTriết học Tây Âu thời kỳ cận đại là sự phát triển tiếp tục các tư tưởngtriết học thời kỳ Phục hưng trong giai đoạn mới – giai đoạn cách mạng tư sảnvà sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên.Đây là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa tâm,của khoa học đối với tôn giáo. Chủ nghĩa duy vật thời kỳ này là thế giớiquan của giai cấp tư sản cách mạng; là vũ khí tư tưởng của giai cấp tư sảntrong cuộc đấu tranh chống phong kiến và giáo hội, xác lập xã hội tư bản.Do yêu cầu phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, thờikỳ này khoa học tự nhiên diễn ra quá trình phân ngành sâu sắc và phát triểnmột cách mạnh mẽ. Nhờ những thành tựu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duyvật có một bước phát triển mới, nó có cơ sở khoa học vững chắc và đượcchứng minh về chi tiết.Do yêu cầu phát triển của khoa học tự nhiên, triết học thời kỳ này đặcbiệt chú ý đến những vấn đề nhận thức luận, về phương pháp nhận thức.Cuộc đấu tranh của phái duy cảm với duy lý; giữa phương pháp quy nạp vớiphương pháp diễn dịch đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếmcác phương pháp nhận thức khoa học và góp phần thúc đẩy khoa học pháttriển. Tiếp tục phát triển tư tưởng nhân đạo thời kỳ Phục hưng, thời kỳ này các nhà triết học càng đề cao vị trí con người, giương cao ngọn cờ đấu tranhgiải phóng con người khỏi sự thống trị của phong kiến và giáo hội, mang lạiquyền tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con người. Đây chính là vấn đềbức xúc của cuộc cách mạng tư sản đặt ra và nó có sức cổ vũ mãnh mẽ quầnchúng đứng lên làm cách mạng. Mặc dù thời kỳ này là thời kỳ thắng thế của chủ nghĩa duy vật đối vớichủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nhưng hầu hết các nhà duy vật vẫn rơi vàophiếm thần luận, chỉ có một số ít nhà duy vật đi đến chủ nghĩa vô thần. Điềunày không chỉ do ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo mà còn do giai cấp tư sảnvẫn cần đến tôn giáo cho nên có lập trường thiếu triệt để.Do thói quen trong nghiên cứu khoa học chuyên môn, tách biệt khỏicác mối liên hệ chung, hơn nữa do sự thống trị của cơ học Niutơn, nên trongthời kỳ này phương pháp tư duy siêu hình, máy móc vẫn giữ vai trò chi phối.

READ  Dàn ý, cách trình bày bố cục của một bài tiểu luận | Traloitructuyen.com

2.5 Những đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức

Triết  học cổ điển Đức nghiên cứu lịch sử của nhân loại, cũng như toànbộ quan hệ con người – tự nhiên theo quan niệm biện chứng. Vì vậy, quanniệm biện chứng về hiện thực là đặc điểm hết sức quan trọng của triết học cổđiển Đức. Trước những bước phát triển như vũ bão của khoa học và thựctiễn ở Châu Âu từ cuối thế kỷ XVIII, đã cho thấy hạn chế của bức tranh cơhọc về thế giới. Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biệnchứng trong di sản triết học từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trởthành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượngtự nhiên và xã hội. Hêghen đã phát hiện ra và phân tích một cách hệ thốngnhững quy luật và phạm trù cơ bản của phép biện chứng, xây dựng nó trởthành một phương pháp luận, một cách tư duy, quan niệm về tất thảy mọi sựvật trong thế giới hiện thực. Phương pháp tư duy biện chứng của các nhàtriết học cổ điển Đức về sau được C.Mác cải biến duy vật, phát triển tiếp, trởthành thành linh hồn của chủ nghĩa Mác.Với cách nhìn biện chứng về toàn bộ hiện thực, nhiều nhà triết học cổđiển Đức có ý đồ hệ thống hoá toàn bộ những tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được từ trước tới lúc bấy giờ. Tiếp thu những tinh hoa của siêuhình học thế kỷ 17 trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hoá trithức của con người, các nhà triết học, nhất là Kant và Hêghen có ý đồ xâydựng một hệ thống triết học vạn năng của mình, làm nền tảng cho toàn bộcác khoa học và mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người, khôi phục lạiquan niệm coi triết học là khoa học của mọi khoa học. Vì vậy, họ là nhữngbách khoa toàn thư, uyên bác không chỉ về tri thức triết học mà còn am hiểuvề khoa học tự nhiên, lịch sử, pháp quyền, tôn giáo… Dĩ nhiên quan niệmnày hiện nay không còn phù hợp, nhưng về phương diện lịch sử, nó đáp ứngnhu cầu khoa học cần hệ thống hoá toàn bộ tri thức con người mà các nhàsiêu hình học là những người khởi sướng.

3. So sánh đặc điểm của triết học Phương Đông và triết học Phương Tây

3.1 Sự giống nhau

C.Mác đã viết: Để hiểu rõ tư tưởng của một thời đại nào đó thì chúng taphải hiểu được điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại đó. Bởi vì, theoC.Mác, tồn tại xã hội luôn quyết định ý thức xã hội, do đó nó phản ánh tồntại xã hội – những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Chính vì thế, cáctrào lưu triết học Phương Đông và Phương Tây đều được nảy sinh trênnhững điều kiện kinh tế – xã hội trong giai đoạn lịch sử nhất định. Xét trongmối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, thì triết học là mộtyếu tố của kiến trúc thượng tầng, do đó các học thuyết triết học Đông – Tâyđều chịu sự quyết định của cơ sở hạ tầng và đến lượt nó cũng có vai trò hếtsức to lớn đối với cơ sở hạ tầng.Triết học Phương Đông và Phương Tây đều được hình thành, phát triểntrong cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm, giữa phương pháp siêu hình vàphương pháp biện chứng. Thực chất cuộc đấu tranh này là một phần cuộcđấu tranh tư tưởng của những giai cấp đối kháng trong xã hội. Những quanniệm duy vật thường gần gũi và gắn liền với những lực lượng tiến bộ trongxã hội và ngược lại những quan niệm duy tâm thường gần gũi và gắn liền với lực lượng lạc hậu, bảo thủ trong xã hội.Triết học Phương Đông và Phương Tây có thể sử dụng những kháiniệm, phạm trù khác nhau nhưng đều phải bàn đến vấn đề cơ bản của triếthọc, đồng thời đều tuân theo những phương pháp chung trong nhận thức thếgiới: Phương pháp biện chứng hoặc Phương pháp siêu hình.Triết học Phương Đông và Phương Tây đều bàn đến vấn đề con ngườiở những khía cạnh khác nhau, mức độ đậm nhạt khác nhau và qua nhữngthời kỳ lịch sử khác nhau đều có cách đánh giá khác nhau về con ngườiCác học thuyết triết học ở Phương Đông hay Phương Tây đều cókhuynh hướng chung là xâm nhập lẫn nhau, vừa có sự kế thừa giữa các họcthuyết, hoặc trong sự phát triển của học thuyết đó, vừa có sự đào thải, lọc bỏnhững quan niệm lạc hậu, hoặc những quan niệm không phù hợp với nhãnquan của giai cấp thống trị.Mỗi học thuyết trong triết học ở Phương Đông hay Phương Tây cũngvậy, đều có những mặt tích cực và hạn chế của nó nhưng đã góp phần tạonên những giá trị văn minh nhân loại.

3.2 Sự khác nhau

Triết học thuộc thượng tầng kiến trúc, bị chi phối bởi cơ sở hạ tầng, tồntại xã hội. Vậy những điều kiện sinh hoạt vật chất của Phương Đông vàPhương Tây có điểm gì khác nhau? C.Mác đã chỉ ra những điểm đặc trưngcủa xã hội truyền thống Ấn Độ nói riêng và Phương Đông nói chung, đó làxã hội nông nghiệp với chế độ công xã nông thôn – chế độ đem lại cho mỗiđơn vị nhỏ bé một cuộc sống cô lập, biệt lập. Cái xã hội truyền thống đómang tính chất thụ động, quân bình, ít thay đổi, kéo dài từ những thời hếtsức xa xưa cho đến 10 năm đầu của thế kỷ XIX. C.Mác đã dùng các kháiniệm “bất động”, “tĩnh” để chỉ xã hội Phương Đông. Khi phân tích các xãhội Daminđari và Raiatvari, ông cho rằng dù chúng có xấu xa như thế nào đichăng nữa, chúng cũng là hai hình thức tư hữu về ruộng đất, cái mà xã hộiChâu Á đang rất khát khao. Xét về điều kiện xã hội, ở Phương Tây có chế độnô lệ đại quy mô điển hình như ở Hy Lạp và La Mã.

Với quá trình xuất hiện nhà nước ở Hy – La đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó chế độthị tộc, bộ lạc được thanh toán nhanh, quan hệ sản xuất mới ra đời. ỞPhương Đông, chế độ nô lệ có manh nha từ Nhà Ân (thế kỷ XIV Tr.CN),đến thời Tây Chu (1027-770 Tr.CN) nhà nước mang tính chất nô lệ ra đời. Ởđây nhà nước nô lệ không mang tính chất điển hình. Đến thời kỳ Xuân Thu –Chiến Quốc thật sự là một giai đoạn lịch sử mà các học giả cho rằng “xã hộiđại loạn”, “người ăn thịt người” nhưng đông thời lại là thời kỳ “bách giatranh minh” và nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên chỉ ra đời sau khiTần Thuỷ hoàng thống nhất nước Trung Quốc. Ở Ấn Độ cũng vậy, nhà nướcchiếm hữu nô lệ ra đời với sự phân chia đẳng cấp khắc nghiệt và nỗi thốngkhổ của người dân trong xã hội chính là cội nguồn cho sự ra đời của cáctrường phái triết học.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích khá chính xác về Phương Đông khiNgười cho rằng: Ở đó về cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội PhươngTây thời trung cổ cũng như thời cận đại và đấu tranh giai cấp ở đó khôngquyết liệt như ở Phương Tây (Hồ Chí Minh toàn tập – T1. NXB Chính trịQuốc gia, Hà Nội 1995, Tr.465). Như vậy, với những điều kiện kinh tế – xãhội khác nhau, triết học Phương Đông và Phương Tây tất yếu phải có nhữngđặc điểm khác nhau.Triết học Phương Tây thường đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thểluận đến nhân sinh quan, nhận thức luận, logic học để từ đó tạo nên một hệthống hoàn chỉnh, chặt chẽ thì triết học Phương Đông lại đi ngược lại nghĩalà từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Nếu như các nhà triết học Hy – La cổ đại thường đi tìm những yếu tố đầu tiên tạo nên thế giới như nước, lửa,không khí… thì ở Phương Đông hai nhà tư tưởng lớn tiêu biểu là Khổng Tửvà Đức Phật lại không làm như vậy. Đứng trước xã hội loạn lạc thời XuânThu, Khổng Tử đã đưa ra học thuyết Nhân – đường lối đức trị nhằm ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Bởi vậy có người coi học thuyết của Khổng Tử làhọc thuyết mang tính chất chính trị, xã hội – đạo đức chứ không phải là họcthuyết triết học, bởi lẽ nó hầu như không có phần bản thể luận hay vũ trụ quan. Đến Mạnh Tử thời Chiến Quốc thì tình hình này hầu như không có gìthay đổi. Mãi đến thời Tống sau này, khiếm khuyết đó mới được bổ sungbằng những yếu tố thế giới quan, vũ trụ quan của Phật và Lão.Phật giáo cũng vậy, đầu tiên không phải đi vào xây dựng vũ trụ quanhay bản thể luận mà đối với Phật giáo vấn đề cấp bách là cứu khổ của chúngsinh.

Bởi vậy, Phật giáo đưa ra phương pháp, biện pháp để cứu khổ, kêu gọichúng sinh hãy thấm nhuần và làm theo Tứ Diệu Đế. Có ý kiến cho rằng,Phật giáo không bao giờ bàn đến những vấn đề siêu hình trừu tượng.Như vậy, hai học thuyết cơ bản của Phương Đông là Nho giáo và Phậtgiáo đều đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan, trái ngược với triết họcPhương Tây. Có thể nói, nếu triết học Phương Tây đi từ gốc đến ngọn thìtriết học Phương Đông hầu như đi từ ngọn đến gốc.Nếu ở Phương Tây triết học thường gắn liền với những thành tựu khoahọc, đặc biệt là khoa học tự nhiên và nhà triết học thường là nhà khoa học,nhà bác học thì ở Phương Đông triết học thường gắn liền với tôn giáo. Triếthọc Ấn Độ và triết học Trung Quốc ngay từ đầu đã quyện lẫn với tôn giáo.Triết học Ấn Độ biểu hiện rõ nét hơn triết học Trung Quốc. Xã hội Ấn Độngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, thần quyền đã ngự trị trên vương triều.Tình trạng này kéo dài không dưới bốn nghìn năm. Nói chung 9 trường pháicủa triết học Ấn Độ hoặc ít nhiều đều bắt nguồn từ Kinh Vêđa, một bộ kinhtối cổ xuất hiện khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II trước công nguyên. KinhVêđa cũng là kinh điển của đạo Bà la môn – Tôn giáo có mặt sớm nhất ở ẤnĐộ xa xưa.

Như vậy, kinh Vêđa buổi đầu xuất hiện với tư cách là tôn giáochứ không phải tư cách triết học. Tính triết học rõ nét khi kinh Vêđa được bổsung thêm phần Upanisad sau này. Như vậy, triết học Ấn Độ thoát thai từtôn giáo và sống dựa vào tôn giáo chứ không đẩy lùi tôn giáo như PhươngTây. Kinh dịch xuất hiện từ thời Ân – Chu ở Trung Quốc cũng với tư cách làtôn giáo nhiều hơn là triết học. Như vậy, triết học từ Dịch truyện cũng dựavào tôn giáo để tồn tại. Thời Hán, Đổng Trọng Thư đã giải quyết khôn khéomối quan hệ giữa tôn giáo – triết học – chính trị – đạo đức. Ông đã làm động tác thống nhất giữa chính trị và đạo đức để rồi tôn giáo cả chính trị lẫn đạođức.Mục đích của triết học Phương Tây là giải thích và cải tạo thế giới.Điều này đã được C.Mác chỉ rõ: Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thếgiới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới. Còn mụcđích của triết học Phương Đông lại nhằm xây dựng một xã hội có trật tự kỷcương và hòa mục, nhân ái (Nho giáo); giải thoát cho con người (Phật giáo)và làm cho con người hoà đồng với thiên nhiên (Đạo gia).Về đối tượng giữa triết học Phương Tây và triết học Phương Đông cóđiểm gì khác nhau? Đối tượng của triết học Phương Tây rất rộng, bao gồmtoàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy nhưng nó lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở.Vì đối tượng nghiên cứu rộng như vậy nên phạm vi tri thức của nó cũng rấtrộng, bao gồm mọi lĩnh vực. Triết học Phương Tây lấy tự nhiên làm gốc nênnó hơi ngả sang hướng ngoại, lấy bên ngoài giải thích bên trong. Điều đóquy định tính chất của triết học Phương Tây là hơi ngả về duy vật. Khuynhhướng trội này còn được chứng minh bởi nó đi từ thế giới quan đến nhânsinh quan, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc.

Điều đó đã đượcchứng minh: trong 7 trường phái triết học thời Hy Lạp – La Mã cổ đại thì có đến 5 trường phái là duy vật, chỉ có 2 trường phái là duy tâm (Platon,Pithagore).Trong khi đó, đối tượng của triết học Phương Đông lại là xã hội, cánhân con người, là cái tâm và cái nhìn chung nó lấy con người làm gốc.Chính vì thế, vấn đề cơ bản của triết học, được triết học Phương Đông bàn đến là vấn đề: Thiên – Địa – Nhân (trời đất và con người). Điều đó quy địnhtri thức của triết học Phương Đông chủ yếu là về xã hội, chính trị, đạo đức,tâm linh. Nếu triết học Phương Tây hơi nghiêng về hướng ngoại thì triết học Phương Đông hơi nghiêng về hướng nội. Nếu triết học Phương Tây lấyngoài giải thích trong thì triết học Phương Đông lại lấy trong giải thíchngoài. Nếu triết học Phương Tây hơi ngả về Duy vật thì triết học PhươngĐông hơi ngả về Duy tâm. Trong triết học Ấn Độ cổ đại có 9 trường phái thì đến 8 trường phái duy tâm, chỉ còn lại một trường phái duy vật là Lokayata,điều này được lý giải bởi triết học Ấn Độ đi từ nhân sinh quan đến thế giớiquan.Triết học Phương Đông từ thời xa xưa đã thiên về đạo đức.

Học thuyếtNhân của Khổng Tử đã ngự trị suốt mấy nghìn năm trong lịch sử Trung Hoalà học thuyết đạo đức – chính trị. Phàn Trì hỏi thầy về chữ Nhân, Khổng Tửtrả lời: Yêu người. Tiếp đó Phàn Trì lại hỏi về trí tuệ, Khổng Tử trả lời: hiểuvề con người. Như vậy, nội dung học thuyết của Khổng Tử là học thuyết vềđạo đức nhân văn. Phật giáo ở Ấn Độ cũng vậy, luôn khuyên con người phảikhuyến thiện, làm phước, lời nói phải ngay thẳng, chân chính… Mặc dù,Pháp gia ở Trung Quốc lại chú trọng đến tài năng, trí tuệ, nhưng nhìn chungtriết học Phương Đông có khuynh hướng chung là thiên về đạo đức. ngượclại, khuynh hướng chung của triết học Phương Tây là tuyệt đối hoá trí tuệ,đặc biệt là thời kỳ ánh sáng (thế kỷ XVII-XVIII) người ta đã xem trí tuệ nhưđôi đũa thần kỳ của nàng tiên trong truyện Lọ Lem có thể đem lại cho nhânloại mọi thứ trên đời.Triết học Phương Tây thiên về trí tuệ phù hợp với sự phát triển của Chủnghĩa tư bản, dựa trên nguyên tắc của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa vị lợi,phát huy tính phiến diện này đến đỉnh cao trong nền kinh tế thị trường. Cho nên cùng với nó là sự suy thoái về đạo đức là dĩ nhiên

. Mà sự suy thoái vềđạo đức ở Phương Tây là từ biểu hiện tan giã gia đình. Trong lúc đó, ởPhương Đông đạo đức lại được củng cố ngay từ gia đình. Cho nên tinh thầncộng động, họ hàng đặt Nghĩa lên trên Lợi luôn đè bẹp sự trỗi dậy của chủnghĩa cá nhân theo kiểu Phương Tây.Về phương tiện, phương pháp nhận thức giữa triết học Phương Tây vàtriết học Phương Đông có điểm gì khác nhau? Nếu triết học Phương Tây hơingả về tư duy duy lý, phân tích, mổ xẻ thì triết học Phương Đông hơi ngả vềtrực giác. Phương pháp tư duy duy lý đã tạo ra những điều kiện cho sự pháttriển của khoa học kỹ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà các nước PhươngTây hoặc Phương Tây hóa có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới.

Nhưng xét ở góc độ triết học, phương pháp này có mặt yếu của nó. Nhưchúng ta đã biết, quá trình nhận thức, quá trình đi đến chân lý cuối cùng làvô hạn. Theo Lênin, con người không thể nắm bắt giới tự nhiên một cáchđầy đủ như là chỉnh thể trong tính “chỉnh thể trực tiếp” của giới tự nhiên; tấtcả những cái mà con người có thể nhận thức được là đi gần mãi đến đó bằngcách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những quy luật – một bứctranh khoa học về vũ trụ.Phương pháp trực giác là sự cảm nhận hay thể nghiệm, đó là đặc điểmnổi bật của phương thức tư duy của triết học Phương Đông.

Cảm nhận (haythể nhận) tức là đặt mình giữa đối tượng, tiến hành giao tiếp lý trí, ta và vậtăn khớp, khơi dậy linh cảm, quán xuyến nhiều chiều trong chốc lát, từ đónắm vững bản thể. Đặc biệt là các nhà tư tưởng triết học Trung Quốc đềuquen với những phương thức tư duy trực giác. Nho gia chủ trương “phảntĩnh cầu nội”, Đạo gia chăm chút “toả vong”, Phật học có phép “đốn ngộ”,Lý học đề xướng “Trí lương tri”…Phương thức tư duy trực giác đặc biệt coi trọng tác dụng của cái “tâm”,coi “tâm” là gốc rễ của nhận thức, “lấy tâm để bao quát vật”, rất ít đi sâuphân tích quá trình tác động của “tâm”.

Vì vậy trong các tác phẩm triết họccủa họ thường rời rạc, phần ám thị nhiều hơn, thiếu sự chứng minh chu đáo.Mặt khác, cũng phải thấy rằng, các triết gia Phương Đông đi sâu nhấnmạnh tính chỉnh thể hợp nhất của các khái niệm và phạm trù, không tìm hiểusự khác biệt về bản chất giữa chúng, chỉ nắm chỉnh thể ở cảm nhận. Nhưvậy, nếu dùng quan điểm chỉnh thể để nắm sự vật thì phương thức tư duytrực giác “gặp sự vật là hiểu nội dung” tỏ ra quan trọng, còn phương thức đitừ phân tích nội hàm và ngoại diên của khái niệm dẫn đến suy luận logic lạithừa. Sự sáng tạo phương thức tư duy trực giác đương nhiên là sự sáng tạo trítuệ siêu phàm của tư tưởng triết học Phương Đông, nhưng do thiếu sự luậnchứng và phân tích cho nên các khái niệm, phạm trù thường là trực giác,thiếu suy tính logic, do thiếu phương pháp cần thiết để xây dựng một hệ thống lý luận khoa học. Nhưng phương pháp trực giác lại đạt đến cái mà tưduy duy lý phân tích, mổ xẻ không bao giờ có được. Nó là phương thức phùhợp với đối tượng vận động.Thực ra hai phương pháp trội của hai nền triết học này có mối liên hệmật thiết với nhau, không tách rời nhau và bổ sung cho nhau.

Nếu không cóphân tích, mổ xẻ thì làm sao mà hiểu được sự vật, hiện tượng. Nhưng nếucho nó là tuyệt đối duy nhất thì lại là sai lầm. Đối với nhiều lĩnh vực,phương pháp phân tích tỏ ra rất yếu ớt, hạn chế trong khi đó phương pháptrực giác lại tỏ ra khá thích hợp. Bởi vậy, tuỳ từng lĩnh vực, đối tượng màphương pháp nào là nổi trội nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn phươngpháp khác.Một điểm khác nhau có tính phương pháp luận giữa hai nền triết họcĐông Tây là ở chỗ: triết học Phương Tây tách rời chủ thể và khách thể, chủ quan và khách quan, người nhận thức và đối tượng nhận thức. Trong khi đó,triết học Phương Đông lại cho rằng, muốn hiểu đối tượng thì phải hoà vàođối tượng. Con người phải hài hoà với thiên nhiên.Ngày nay một số bậc học giả cho rằng khuynh hướng trội của PhươngTây là hướng ngoại, chủ động tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến,cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tưduy, cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể… còn khuynh hướng trội của PhươngĐông là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình, thốngnhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, trực giác, tôn giáo, tâmlý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ… thiết nghĩ đây là mộtvấn đề lớn cần phải được phân tích và lý giải.

READ  Hướng dẫn cách trình bày tiểu luận trong word chuẩn nhất

KẾT LUẬN

Will Durant – Nhà triết gia, sử gia đã viết: “Chúng ta sẽ ngạc nhiên nếuđược biết các món nợ tinh thần của chúng ta đối với Ai Cập và PhươngĐông, nợ về các phát minh hữu ích cũng như về tổ chức chính trị, kinh tế, vềkhoa học, văn chương, triết học, tôn giáo. Hiện nay Châu Á tràn trề một sinhlực mới, càng ngày càng mau đuổi kịp Châu Âu và chúng ta có thể đoán được rằng vấn đề quan trọng của thế kỷ XX sẽ là sự xung đột giữa Đông vàTây; vậy thì viết sử mà có óc hẹp hòi theo truyền thống cũ, bắt đầu bằng sửHy Lạp, chỉ chép vài hàng về sử Châu Á… thì là thiển cận, thiếu hiểu biết,hậu quả có thể tai hại. Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phảihướng cặp mắt và trí óc về phía đó”. Đúng thật vậy, có một thời gian dài,chúng ta chỉ nghiên cứu triết học Phương Tây, chính vì thế chúng ta khôngnhận thức được những giá trị của triết học Phương Đông. Không thấy đượcsự khác nhau giữa đặc điểm triết học Phương Đông và Phương Tây.Ngày nay, các trào lưu triết học Phương Đông vẫn còn ảnh hưởng rấtlớn trong xã hội Phương Đông hiện đại, đặc biệt là Nho giáo và Phật giáo.Các nhà tư tưởng đang tìm mọi cách để khai thác những yếu tố tích cực củatriết học Phương Đông, để góp phần tạo nên nguồn lực thúc đẩy sự pháttriển kinh tế – xã hội. Các trào lưu của triết học Phương Tây hiện đại ngàynay phản ánh sâu sắc những mâu thuẫn khách quan của xã hội tư bản hiệnđại. Trong đó chủ nghĩa duy lý là động lực tạo nên nền văn minh hiện đại,còn chủ nghĩa phi duy lý lấy nhân tố con người để “tự cai trị” trong một xãhội ngày càng bị duy lí hoá đe doạ cuộc sống của con người. Hai xu hướngtriết học đó lại được tăng cường bởi triết học tôn giáo. Chúng không hoàntoàn đối lập nhau một cách tuyệt đối mà dựa vào nhau, bổ sung cho nhau để23đáp ứng sự tồn tại và phát triển của con người trong thế giới Phương Tâyhiện đại. Nhưng trong thực tế, xã hội tư bản hiện đại đã sản sinh ra những cánhân vị kỷ, tình trạng bạo lực… đe doạ sự bất ổn trong xã hội. Và hiện nay,các nhà tư tưởng Phương Tây đang quay về nghiên cứu Phương Đông đểhọc tập cái hay, cái đẹp của Phương Đông, đúng như dự đoán của sử giangười Pháp Y.Michelet: “Người nào đã từng hành động hoặc ham muốn quánhiều, hãy uống cạn ly rượu đầy sức sống và tươi trẻ này. Ở Phương Tây cáigì cũng chật hẹp. Hy Lạp nhỏ bé làm cho tôi ngột ngạt. Xứ Do Thái khôkhan làm cho tôi khó thở. Hãy để cho tôi hướng về Châu Á cao cả vàPhương Đông thâm trầm trong giây lát”.

Là những chủ nhân của đất nước, chúng ta phải có nhiệm vụ nghiên cứu những giá trị của triết học Phương Đông và Phương Tây, đặc biệt là triếthọc Phương Đông. Bởi lẽ chính lịch sử tư tưởng Việt Nam ảnh hưởng khásâu sắc những học thuyết triết học Phương Đông như Nho giáo, Phật giáo,Đạo gia. Những học thuyết đó trong lịch sử đã bị “Việt Nam hoá” và lànhững thành tố tạo nên bề dày của bản sắc văn hoá Việt Nam. Để từ đó pháthuy nội lực, phát huy những giá trị truyền thống trong sự nghiệp côngnghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

mẫu 2 " Minh triết phương Đông và triết học phương Tây – Một vài điểm tham chiếu"

(Chính trị) - Hai khái niệm “Đông”, “Tây” mới xuất hiện khoảng vài ba thế kỷ gần đây. “Đông” chỉ phương mặt trời mọc, chỉ các nước Châu Á, chỉ các nền văn minh trên lưu vực ba con sông, đó là sông Nin, sông Ganga (sông Hằng) và sông Hoàng Hà; còn phương Tây cũng không phải là tất cả các nước còn lại, mà chủ yếu chỉ các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Minh triết phương Đông và triết học phương Tây do đặc thù của xã hội mỗi nơi qui định, nên khác nhau ở nhiều điểm. Đó là khác nhau ở: cách tiếp cận; tính chất, mục đích, đối tượng; phương pháp nhận thức; con đường đi đến chân lý, trí tuệ, tri thức; mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể; công cụ, phương tiện nhận thức; con đường phát triển; ngay phép biện chứng ở hai phương trời cũng khác nhau.
Hai khái niệm “Đông”, “Tây” mới xuất hiện khoảng vài ba thế kỷ gần đây. “Đông” chỉ phương mặt trời mọc, chỉ các nước Châu Á, chỉ các nền văn minh trên lưu vực ba con sông, đó là sông Nin, sông Ganga (sông Hằng) và sông Hoàng Hà. Như vậy, phương Đông, nói một cách giản lược nhưng căn bản, đó là Ai Cập (hiện nay chủ yếu là chỉ thế giới các nước Ả Rập), Ản Độ và Trung Hoa; còn phương Tây cũng không phải là tất cả các nước còn lại, mà chủ yếu chỉ các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Qua đó ta thấy, hầu hết các tôn giáo đều xuất hiện ở phương Đông. Điều này C.Mác đã nhìn ra khi ông cho rằng, Ản Độ nói riêng và phương Đông nói chung là chiếc nôi của các tôn giáo nhân loại, còn lịch sử phương Đông có dạng (dưới hình thức) lịch sử của các tôn giáo.
 
Triết học, minh triết là tư tưởng nằm trong kiến trúc thượng tầng; chúng bị qui định bởi cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội. Vậy, cơ sở xã hội của phương Đông và phương Tây có điểm gì khác nhau? Điều này tôi đã trình bày trong một loạt các công trình, bài báo gần đây về cái gọi là phương thức sản xuất Châu Á. Chính vì khác nhau về cơ sở xã hội, nên phương thức tư duy, khái niệm ở hai phương trời cũng khác nhau. Chẳng hạn, phương Tây người ta chỉ có một từ “Triết học”; còn phương Đông trước kia lại hay dùng từ “Minh triết”, “Triết lý”. Như thế không có nghĩa là phương Tây không có minh triết, triết lý, còn phương Đông không có triết học. Chúng ta nhớ, thời cổ Hy Lạp - La Mã đã có từ “Philosophia”. “Philo” là yêu mến, còn “Sophia” là thông thái, minh triết. Platon (427-347 tr.CN) đã từng thú nhận: minh triết là lĩnh vực của các thần linh, con người không thể đạt tới được; con người cùng lắm chỉ bày tỏ lòng yêu mến đối với nó, tức cùng lắm chỉ đạt đến triết học. Như vậy, thời Platon, minh triết cao hơn triết học. Nhưng từ thời kỳ Phục Hưng cho đến thế kỷ XVII-XVIII, triết học phương Tây phát triển mạnh, trở thành môn chuyên sâu, từ đó hình thành giới triết gia chuyên nghiệp làm việc trong lĩnh vực triết học. Từ đó, nhiều nhà tư tưởng phương Tây, trong đó có Witghenstein, cho minh triết là tẻ nhạt, lẩn thẩn, tư duy của những người già nua, mặc dù Nitsơ đã tố cáo sự vờ vĩnh, khiêm nhường của triết học để che đậy những tham vọng của mình. Thực ra, theo tôi, triết học và minh triết là hai phương diện trí tuệ, hai phương thức tư duy của con người trên trái đất; chúng liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, có điều mỗi phương hơi nghiêng về một hướng. Sau đây ta thử làm phép so sánh, tham chiếu minh triết phương Đông và triết học phương Tây trên những nét đại thể, căn bản.
 
1. Về hướng tiếp cận của minh triết phương Đông và triết học phương Tây. Nếu như triết học phương Tây thường đi từ trừu tượng đến cụ thể; từ rộng đến hẹp, từ thế giới quan, vũ trụ quan đến nhân sinh quan; từ bản thể luận đến nhận thức luận, từ đó tạo nên một hệ thống tương đối hoàn chỉnh, chặt chẽ; thì minh triết phương Đông thường đi ngược lại, tức từ cụ thể đến trừu tượng, từ hẹp đến rộng, từ nhân sinh quan đến thế giới quan. Cụ thể, nếu như các nhà triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại thường đi tìm những yếu tố đầu tiên hình thành nên thế giới như nước, lửa, không khí, nguyên tử, thì ở phương Đông, hai nhà tư tưởng lớn, tiêu biểu là Khổng Tử và Đức Phật lại không làm như vậy. Đứng trước xã hội loạn lạc thời Xuân Thu, Khổng Tử đã đưa ra học thuyết chính danh, đường lối đức trị nhằm ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ. Bởi vậy, có người xếp học thuyết Khổng Tử vào học thuyết đạo đức, chính trị - xã hội, chứ không phải triết học, bởi lẽ nó hầu như không có phần hình nhi thượng, tức bản thể luận hay vũ trụ quan. Không phải ngẫu nhiên mà trong học thuyết Khổng Tử chữ “Nhân” đóng vai trò trụ cột, nền tảng. Đến Mạnh Tử thời Chiến Quốc, tình hình này hầu như vẫn chưa có gì thay đổi. Mãi đến thời Tống sau này, khiếm khuyết đó mới được bổ sung bằng cách lấy những yếu tố thế giới quan, vũ trụ quan của Phật và Lão trong học thuyết của mình.
 
Đức Phật cũng vậy. Đầu tiên, Ngài không phải đi xây dựng vũ trụ quan hay bản thể luận. Đối với Ngài, vấn đề cấp bách trước tiên là cứu khổ. Bởi vậy, trước hết Ngài đưa ra những phương pháp, biện pháp cụ thể để cứu khổ, chứ không phải là những vấn đề triết học siêu hình trừu tượng. Có một môn đồ đến hỏi Ngài về những vấn đề siêu hình trừu tượng, Ngài im lặng. Điều này cũng giống như người đi đường bị bắn bởi một mũi tên thuốc độc, vấn đề cấp bách là rút mũi tên thuốc độc ra để chữa vết thương, chứ không phải đứng đấy hỏi bản thể mũi tên là gì. Việc cứu khổ, cứu nạn đối với đức Phật cũng cấp bách như việc rút mũi tên thuốc độc đang cắm trên người ở đây vậy, chứ không phải đứng hỏi những vấn đề triết học siêu hình mà hết ngày này qua ngày khác, hết đời này qua đời khác cũng không giải quyết nổi. Như vậy, Đức Phật, ban đầu chủ yếu chỉ đưa ra học thuyết Tứ diệu đế, Bát chính đạo,... nhằm đưa con người thoát khổ. Hình nhi thượng của Phật giáo mãi sau này mới được đặt cơ sở bởi các luận sư như Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân,...
 
Tóm lại, hai học thuyết tiêu biểu của phương Đông như Nho, Phật đều bắt đầu từ con người, nhân sinh quan rồi mới đến thế giới quan, từ quan niệm sống, cách sống, cách xử thế, đạo làm người, sau đó mới đi tìm cơ sở lý luận chứng minh cho những quan niệm đó (Nho giáo đi từ tu thân đến tề gia, rồi mới đến trị quốc, bình thiên hạ); ngược lại, do nhu cầu sản xuất, chinh phục, cải tạo giới tự nhiên, nhu cầu hướng ra thế giới bên ngoài, nên hình như triết học phương Tây bắt đầu từ thế giới quan rồi mới đến nhân sinh quan, từ học thuyết về thế giới, vũ trụ, sau đó cụ thể hóa vào xã hội, con người. Như vậy, nếu triết học phương Tây chủ yếu đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan, từ rộng đến hẹp, từ chung đến riêng, từ trừu tượng đến cụ thể, thì minh triết phương Đông hầu như lại đi từ hẹp đến rộng, từ riêng đến chung, từ cụ thể đến trừu tượng. Từ rộng đến hẹp, từ lớn đến nhỏ thì cái hẹp, cái nhỏ có cơ sở vững chắc; trong khi đó, đi từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn thì trong cái lớn, cái rộng đó có những yếu tố phải suy luận, thiếu cơ sở chắc chắn. Điều này làm cho tính lôgíc chặt chẽ trong minh triết phương Đông không bằng triết học phương Tây. Dĩ nhiên, đây chỉ là hai khuynh hướng trội của hai nền triết học và suy cho cùng là do tồn tại xã hội ở hai phương trời qui định.
 
Ở phương Đông không có chế độ nô lệ đại qui mô điển hình như ở Hy Lạp và La Mã cổ đại. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, chế độ nô lệ có manh nha từ nhà Ân (thế kỷ XIV tr. CN đến 1027 tr. CN). Đến thời Tây Chu (1027 tr. CN - 770 tr. CN), nhà nước mang tính chất nô lệ ra đời, nhưng chưa xuất hiện công cụ bằng sắt vì trong văn tự chưa thấy xuất hiện chữ “thiết”. Ở đây nhà nước chiếm hữu nô lệ không thật điển hình khi chưa xuất hiện công cụ bằng sắt. Điều này trái ngược với sự xuất hiện nhà nước ở Hy Lạp - La Mã. Ở Hy Lạp - La Mã, sự xuất hiện công cụ bằng sắt đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển, từ đó chế độ thị tộc bộ lạc được thanh toán nhanh, quan hệ sản xuất mới ra đời và trên đó hình thành nhà nước. Nếu ở Hy Lạp - La Mã, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, thì ở phương Đông, kiến trúc thượng tầng lại ra đời trước và thúc đẩy sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Phải chăng, đó là hai vòng khâu của một cái chỉnh thể. Điều này còn được minh chứng bằng những phân tích của Hồ Chí Minh cho rằng, ở phương Đông, cấu trúc kinh tế không giống các xã hội phương Tây, còn đấu tranh giai cấp không quyết liệt như ở phương Tây. Từ đó phần nào lý giải về mặt triết học, phương Tây thường đi từ thế giới quan đến nhân sinh quan, còn phương Đông thì ngược lại. Chính điều kiện xã hội này nó qui định hướng tiếp cận của minh triết phương Đông và triết học phương Tây.
 
2. Về tính chất của minh triết phương Đông và triết học phương Tây. Nếu như triết học phương Đông thường gắn liền với tôn giáo như triết học Ản Độ, với đạo đức, chính trị, xã hội như triết học Trung Quốc, nhà triết học được gọi là người hiền, hiền triết, minh triết thì triết học phương Tây thường gắn liền với những thành tựu của khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên, nhà triết học thường là nhà khoa học, nhà bác học. Như vậy, nếu như phương Đông gắn liền với uyên bác, thì phương Tây gắn liền với bác học. Điều này càng nói lên sự khác nhau giữa hai cách thức, phương thức tư duy của nhân loại.
 
3. Về mục đích của triết học. Mục đích của triết học phương Đông là nhằm ổn định trật tự xã hội (ở triết học Trung Quốc mà tiêu biểu là Nho, mục đích đó là giải thoát (siêu thoát), ở triết học Ấn Độ mà tiêu biểu là Phật, mục đích đó là hòa đồng với thiên nhiên). Với mục đích là giải thoát thì triết học chỉ là phương tiện. Nếu cái đích là mặt Trăng thì giáo lý của nhà Phật chỉ là ngón tay chỉ mặt Trăng. Nếu cái đích là bờ bên kia sông (đáo bỉ ngạn) thì giáo lý nhà Phật chỉ là con thuyền. Và khi đã đạt được mục đích, khi đã giải thoát, khi đã sang sông thì không cần phương tiện nữa, nghĩa là không cần đến con thuyền triết học. Trong khi đó mục đích của triết học phương Tây lại khác, dường như nó hơi nghiêng về hướng ngoại, về giải thích, cải tạo thế giới (chế thiên).
 
Với tính chất và mục đích như vậy, đạo học phương Đông càng phát triển thì hình như đời sống đạo đức, tinh thần, sự uyên bác càng cao; còn triết học phương Tây càng phát triển thì kiến thức ngày càng nhiều, hiểu biết của con người ngày càng sâu sắc.
 
4. Về đối tượng của triết học phương Đông và triết học phương Tây. Đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, cá nhân con người, cái tâm, và nhìn chung nó lấy con người làm gốc. Điều đó qui định tri thức của triết học phương Đông chủ yếu là tri thức về xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và nhìn chung nó hơi nghiêng về hướng nội. Trong khi đó, đối tượng của triết học phương Tây rất rộng, nó bao gồm toàn bộ mọi lĩnh vực như tự nhiên, xã hội, tư duy, đặc biệt triết học của thế giới Anh ngữ, chủ yếu nó lấy tự nhiên làm gốc, làm cơ sở. Chính vì đối tượng rộng như vậy, nên phạm vi tri thức cũng rất rộng, bao gồm mọi lĩnh vực. Như vậy, một bên lấy con người làm cơ sở, một bên lại lấy tự nhiên làm cơ sở. Đây quả là hai phương thức tư duy ở hai phương trời. Chính vì lấy tự nhiên làm gốc, nên triết học của thế giới Anh ngữ hơi ngả sang hướng ngoại, lấy bên ngoài giải thích bên trong. Điều đó qui định tính chất của triết học này là hơi ngả về duy vật. Như vậy, nếu triết học phương Tây hơi nghiêng về hướng ngoại, đặc biệt là triết học của thế giới Anh ngữ, thì triết học phương Đông lại hơi ngả về hướng nội. Điều này còn được lý giải bởi việc minh triết phương Đông đề cao quan điểm vạn vật đồng nhất thể, nghĩa là trong con người có bản thể vũ trụ, chỉ cần đi vào bên trong con người là có thể hiểu biết toàn bộ vũ trụ. Nếu triết học phương Tây, đặc biệt là triết học của thế giới Anh ngữ, lấy ngoài giải thích trong thì minh triết phương Đông lại lấy trong giải thích ngoài (theo kiểu của cụ Nguyễn Du: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”). Nếu triết học phương Tây, đặc biệt là triết học của thế giới Anh ngữ, hơi ngả về duy vật, thì minh triết phương Đông hơi ngả về duy tâm. Điều này cũng phần nào lý giải tại sao phương Tây lại phát triển hơn phương Đông, đặc biệt về cơ sở vật chất, khoa học công nghệ. Ở Ân Độ cổ đại, có chín trường phái thì tám trường phái ngả về duy tâm, chỉ còn lại một trường phái duy vật (Lokayata hay một cái tên khác khá tục tĩu, mỉa mai Charvaka- những kẻ tham ăn tục uống). Tôi nói hơi ngả về hướng nội, duy tâm, điều đó không có nghĩa là triết học phương Đông không có hướng ngoại, không có duy vật, mà ở đây chỉ muốn nói khuynh hướng hướng nội, duy tâm là khuynh hướng hơi nổi trội trong triết học phương Đông. Còn triết học phương Tây, đặc biệt là triết học trong thế giới Anh ngữ, thì ngược lại. Triết học phương Tây có khởi nguồn từ triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại, mà trong bảy trường phái triết học thời Hy Lạp, La Mã cổ đại thì có đến năm trường phái ít nhiều ngả về duy vật, chỉ có hai trường phái ngả sang duy tâm (Pitago và Platon ).
 
5. Về phương tiện, phương pháp nhận thức của minh triết phương Đông và triết học phương Tây. Nếu triết học phương Tây (đặc biệt là triết học Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII) hơi ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ, thì minh triết phương Đông lại hơi ngả về trực quan, trực giác. Vậy điểm mạnh yếu của những phương pháp này ra sao? Cái mạnh của phương pháp thứ nhất là làm cho khoa học, kỹ thuật phát triển và kéo theo công nghiệp, công nghệ cũng phát triển. Không phải ngẫu nhiên mà các nước phương Tây hoặc phương Tây hóa có nền khoa học công nghệ đứng đầu thế giới. Nhưng đứng ở góc độ triết học, phương pháp này có mặt yếu của nó. Như chúng ta đã biết, mỗi sự vật hiện tượng đều có vô vàn mối liên hệ, thuộc tính, bản chất ở những cấp độ khác nhau, bởi vậy, không bao giờ có thể nhận thức được đến bản chất cuối cùng. Càng đi sâu vào sự vật và hiện tượng, ta càng cảm thấy mênh mông vô hạn; càng học nhiều, hiểu nhiều, ta càng cảm thấy dốt, càng cảm thấy mình trở nên bé bỏng trong cái vũ trụ bao la, vô biên này; càng cảm thấy cái mà ta biết so với cái mà ta chưa biết thật chẳng đáng là bao, chỉ như là một nhúm lá ở trên tay so với lá bạt ngàn ở trong khu rừng. Không phải ngẫu nhiên mà đến cuối đời, Niutơn lại đi đọc Kinh Thánh, còn Anhxtanh cuối đời lại rất có cảm tình với đạo Phật. Nhưng dù thế nào đi nữa, chúng ta vẫn phải nhận thức giới tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình. Về nhận thức, theo V.I.Lênin, con người không thể nắm bắt giới tự nhiên một cách đầy đủ như là chỉnh thể, trong tính “chỉnh thể trực tiếp” của giới tự nhiên; tất cả cái con người có thể làm được, là đi gần mãi đến đó bằng cách tạo ra những trừu tượng, những khái niệm, những qui luật, một bức tranh khoa học về vũ trụ. Như vậy, để đi đến chân lý tối hậu, bản chất cuối cùng, chúng ta cần phải đi từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai, cấp ba,... Quá trình này là vô hạn. Trong khi đó cuộc đời con người là có hạn. Cái có hạn lại muốn vươn tới cái vô hạn, cái tuyệt đối cuối cùng. Đó chính là mâu thuẫn, bi kịch của con người. Mặt khác, mọi cái đều vận động biến đổi không ngừng. V.I.Lênin cho rằng, chúng ta không thể biểu hiện, thể hiện, đo lường, hình dung sự vận động mà không cắt đứt tính liên tục của nó, không đơn giản hóa, không làm thô lỗ, không tách rời, không giết chết cái gì đang sống; tư duy hình dung sự vận động bao giờ cũng làm thô lỗ, chết cứng. Để minh họa, chúng ta thử hình dung trên thế giới này có duy nhất một quả cam mà không một ai biết đến. Vậy làm thế nào để hiểu được quả cam này? Phương pháp, cách làm của phương Tây trước kia là bổ quả cam ra để sờ, nắn, nếm, ngửi,... từ đó hiểu được nó. Sau đó họ lại tiến hành ghép quả cam lại. Nhưng xin thưa rằng, quả cam bây giờ đã là quả cam chết. Như vậy, để hiểu quả cam, người ta đã giết chết quả cam, để hiểu cuộc sống, người ta đã làm thui chột cuộc sống, làm đơn giản hoá, thô thiển hoá, cô lập hoá nó, giết chết cái gì sống động. Theo nghĩa này, có thể nói rằng, phân tích làm mất đi hương thơm của cuộc sống. Để tránh ngõ cụt này, ngay từ thời xa xưa minh triết phương Đông đã đưa ra phương pháp trực giác. Theo tiếng Hán, “trực” là thẳng, “giác” là hiểu biết. Trực giác nghĩa là hiểu biết thẳng vào bản chất sâu thẳm của sự vật, hiện tượng. Mức độ thấp của trực giác gần với giác quan thứ sáu. Chúng ta lần đầu tiên gặp một người nào đó, chúng ta thường có những linh tính, linh cảm nào đó. Nhiều mối tình bắt đầu từ cái nhìn đầu tiên. Nam Cao - nhà văn lớn của Việt Nam - lần đầu tiên gặp một người mà ông cảm thấy cái mặt này không thể chơi được, thế là về nhà ông ta viết một truyện ngắn nổi tiếng Cái mặt ấy không thể chơi được. Câu truyện này hầu như ai cũng biết. Như vậy, trực giác đạt đến cái mà tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ không bao giờ đạt đến. Nó là phương thức phù hợp với đối tượng vận động. Hầu hết các nhà khoa học, nghệ sĩ, những nhà sáng chế, phát minh trước khi đi đến được những thành tựu lớn lao ban đầu họ thường có linh cảm, trực giác nào đó. Trực giác gần giống tia chớp; nó ở dưới dạng mầm mống, phôi thai, nhưng vô cùng quan trọng; thiếu nó hầu như sẽ không có bất cứ một phát minh vĩ đại nào. Tôn giáo cho rằng, bằng trực giác con người có thể đi đến cái tuyệt đối. Nhưng phát hiện ra cái gọi là tuyệt đối như các tôn giáo để không thể áp dụng vào thế giới tương đối thì phát hiện ra để làm gì? Làm một cây cao cô đơn suốt đời chịu phong ba bão tố để làm gì? Thà làm cây cỏ thấp lè tè vui vẻ với đồng loại, rì rào với nắng gió. Nhưng thế giới là một cánh rừng, có cây cỏ dại thấp lè tè thì phải có cây cổ thụ cao ngút ngàn. Nếu thiếu cây cổ thụ thì đâu gọi là cánh rừng. Nhưng chính mặt mạnh này của trực giác cũng chính là mặt yếu của nó, bởi lẽ nó không tạo bước phát triển cho kỹ thuật, công nghệ. Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII đã làm cho phương Tây có những bước nhảy vọt vĩ đại với những phát minh vạch thời đại. Trong khi đó, những con sư tử phương Đông vẫn còn ngủ say sưa im lìm để đến nỗi sau này trở thành thuộc địa của hết nước này đến nước khác. Mặt khác, không phải ai cũng có khả năng trực giác và không phải bất kỳ trực giác nào cũng đúng. Thực ra hai phương pháp trội ở hai phương trời này có liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, chúng bổ sung cho nhau. Nếu không có phân tích mổ xẻ, thì không thể hiểu sự vật hiện tượng được. Nhưng nếu chúng ta cho nó là tuyệt đối duy nhất thì lại sai lầm. Phản ánh, mô tả thế giới có nhiều cách, nhiều con đường khác nhau, chẳng hạn như bằng âm thanh (âm nhạc), bằng màu sắc (hội họa), bằng cử chỉ, dáng điệu (múa, kịch câm), bằng khái niệm (khoa học), bằng công thức (toán học), bằng hình ảnh (văn thơ),... Đối với nhiều lĩnh vực, phương pháp phân tích tỏ ra rất yếu ớt, hạn chế, trong khi đó phương pháp trực giác lại tỏ ra khá thích hợp. Bởi vậy, tuỳ từng lĩnh vực, đối tượng mà phương pháp nào là nổi trội, nhưng cũng không loại trừ hoàn toàn các phương pháp khác.
 
Ngay con đường đi đến chân lý, trí tuệ, tri thức ở mỗi phương trời cũng khác nhau. Nếu phương Tây nghiêng về học tập, tích luỹ, chứa chấp kiến thức, tích luỹ dần về lượng và đến một lúc nào đó có sự nhảy vọt, đột biến về chất, thì minh triết phương Đông lại đi theo con đường đạo đức, nghĩa là muốn có trí tuệ phải tập trung cả thân lẫn tâm, cái mà Phật giáo gọi là Thiền. Muốn Thiền thì tâm phải trong sạch, tức phải tu dưỡng đạo đức (giữ giới). Ở đây hiểu biết không tách rời khỏi đạo đức. Như vậy, để đi đến trí tuệ, triết học phương Tây ngả về tri, học tập, tích luỹ kiến thức; còn minh triết phương Đông lại ngả về hành, tu dưỡng đạo đức, gột sạch thân tâm. Nếu như con đường nhận thức của phương Đông đi từ giới đến định, rồi đến tuệ (trong Phật giáo), từ cách vật, trí tri, đến thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ (trong Nho giáo), thì con đường nhận thức trong triết học phương Tây thường đi từ đơn giản đến phức tạp, từ hiện tượng đến bản chất, từ cảm tính đến lý tính, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp hai, ba, ... Theo chúng tôi đó là điểm khác nhau khá lý thú giữa hai nền triết học mà chúng ta cần đi sâu tìm hiểu.
 
Một điểm khác nhau có tính phương pháp luận giữa minh triết phương Đông và triết học phương Tây là ở chỗ, triết học phương Tây tách rời chủ thể và khách thể, chủ quan và khách quan, người nhận thức và đối tượng nhận thức; trong khi đó, minh triết phương Đông lại cho rằng, muốn hiểu đối tượng, thì phải hòa vào đối tượng. Trong không gian hai chiều thì qua hai điểm ta chỉ có thể kẻ được một và chỉ một đường thẳng mà thôi, nhưng trong không gian ba chiều lại không phải như vậy. Trong hệ cơ số 2 thì 1+1=10, nhưng trong hệ cơ số 10 thì 1+1=2. Như vậy, muốn hiểu nhau, muốn nói chuyện, tranh luận được với nhau cần phải dựa trên cùng một cơ sở, cùng một hệ qui chiếu. Xa hơn nữa, Liệt Tử còn cho rằng, hòa đồng với vạn vật thì vạn vật không hại được ta. Trang Tử hòa vào vật đến mức mơ hóa bướm (tỉnh dậy ông tự hỏi: mình mộng hóa bướm hay bướm mộng hóa mình). Minh triết phương Đông cho rằng, hiểu cái hiểu của người khác không phải là thực hiểu, không phải là chân hiểu. Điều này cũng giống như ăn cái ăn của người khác (ăn như thế thì không bao giờ no), yêu cái yêu của người khác (đó không phải là thực yêu).
 
Nếu như công cụ, phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, thì công cụ, phương tiện nhận thức của minh triết phương Đông lại là những ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn,... Với công cụ là khái niệm, việc phân tích, mô tả đối tượng trở nên rõ ràng hơn. Nhưng nếu quá câu chấp vào khái niệm, thì e rằng ta không phân tích trực tiếp thẳng vào đối tượng, mà chỉ trên cái bóng, cái lưới giả khái niệm trùm lên đối tượng.
 
Ở đây bất chợt làm ta nhớ đến câu của Khổng Tử cho rằng, kẻ trí thích nước, kẻ nhân thích núi; kẻ trí động, kẻ nhân tĩnh; kẻ trí vui vẻ, kẻ nhân sống lâu. Triết học phương Tây nghiêng về kẻ trí, trong khi đó minh triết phương Đông ngả về kẻ nhân.
 
6. Về sự phát triển của minh triết phương Đông và triết học phương Tây. Trong hai yếu tố, tuần tự thay đổi về lượng và nhảy vọt thay đổi về chất, thì triết học phương Tây hơi nghiêng về cái thứ hai, thậm trí giai đoạn sau phủ định hoàn toàn giai đoạn trước; còn minh triết phương Đông lại ngả về cái thứ nhất, tức những nguyên lý nền tảng đã được đặt ra từ thời cổ xưa, về sau chỉ là phát triển, bổ sung, hoàn thiện. Theo nghĩa đó, có thể nói triết học phương Tây ngày càng đi xa gốc, ngày càng phong phú; còn minh triết phương Đông như một dòng sông cứ trôi đi, đổi mới và không rời khỏi nguồn gốc với phương châm giữ lấy gốc, giữ lấy mẹ để trưởng thành trong lòng mẹ. Theo nghĩa này, Huxley gọi minh triết phương Đông là triết lý vĩnh cửu.
 
7. Về phép biện chứng trong minh triết phương Đông và trong triết học phương Tây. Tư duy phương Đông và tư duy phương Tây đều khẳng định rằng, chân lý chỉ có một, còn sai lầm thì phong phú vô cùng. Nhưng phép biện chứng trong triết học phương Tây và trong minh triết phương Đông cũng có điểm khác nhau ở chỗ, nếu như cái thứ nhất nghiêng về động, đấu tranh, thì cái thứ hai ngả về tĩnh, thống nhất, cân bằng; nếu như cái thứ nhất nghiêng về vận động phát triển theo hướng đi lên, thì cái thứ hai ngả về vận động vòng tròn, tuần hoàn. Điều này cũng phần nào lý giải quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng, đấu tranh giai cấp ở phương Đông không quyết liệt như ở phương Tây.
 
Triết học nghiêng về biết, tri, phân tích, chủ biệt, hữu vi, tìm và phát hiện chân lý, thích nói, hay nói, lắm lời, hướng ngoại; trong khi đó, minh triết ngả về đạo, ngộ, ít nói, im lặng, tổng thể, tổng hợp, điều hòa, nhạy cảm, chủ toàn, hướng nội, vô vi.
 
Ngày nay, một số học giả cho rằng, khuynh hướng trội của phương Tây là hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, cạnh tranh, bành trướng, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể,...; còn khuynh hướng trội của phương Đông là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hòa hợp, quân bình, thống nhất, tâm lý, tâm linh, tập thể, tổng hợp, minh triết, trực giác, tôn giáo, hợp tác, giữ gìn, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ,... Thiết nghĩ đây là một vấn đề lớn, mà ở đây bước đầu chúng tôi mới chỉ phác họa một vài nét cơ bản trong sự khác biệt giữa minh triết phương Đông và triết học phương Tây.
 
Tài liệu tham khảo
  1. Francois Jullien (2004), Minh triết phương Đông và triết học phương Tây, Nxb Đà Nẵng.
  2. Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa phương Đông, Nxb Đại học Sư phạm.
  3. N.Konrat (1997), Phương Đông và phương Tây, Nxb Giáo dục.
  4. Cao Xuân Huy (1995), Tư tưởng phương Đông. Gợi những điểm nhìn tham chiếu, Nxb Văn học.
  5. Văn Tạo (1996), Phương thức sản xuất Châu Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  6. Trần Đình Hượu (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
  7. Phạm Minh Lăng (2003), Những chủ đề của triết học phương Tây, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
  8. M.T. Stepaniants (2003), Triết học phương Đông, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
READ  Hướng Dẫn Cách Đặt Vấn Đề Cho Một Bài Tiểu Luận, Tiểu Luận Là Gì – Lingocard.vn
Nguồn: Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (số 4 - 2014)
Tác giả: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu

Mẫu 3 "Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây"

Sao giờ lắm sách cổ học như kinh dịch, nho lão, tôn tử, đạo lão... thế nhỉ? Liệu hoài cổ quá có hay lắm không? Luận sâu sắc về lời Hegel - Mác dạy có khi còn ít hơn cả luận Kinh Dịch, Mạnh Tử, Tôn Tử ấy...

Bài này mong các bạn chia sẻ vài điểm khác biệt về triếthọctriết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống.

- Thứ nhất, ta sẽ phân biệt đâu là Đông, đâu là Tây.

- Thứ hai, ta so sánh bối cảnh xã hội ra đời, pt triết học phương Đông, phương Tây

- Thứ ba, ta so sánh đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây

- Thứ tư, ta so sánh phương pháp nhận thứ của 2 nền triết học đó

- Thứ năm, những nhận xét về vận dụng hai dòng kiến thức đó sao cho hợp lý

Phương Đông
để chỉ các nước châu Á các nên văn minh trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập, ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện ở đây.

Phương Tây
Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban Nha... Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào.

Đặc điểm hai loại hình cơ sở xã hội Đông - Tây là tĩnh, ổn định đối nghịch với động, biến động nhanh. Triết học lỏng lẻo, mềm dẻo của Đông đối lại là triết học chặt chẽ, thống nhất thành hệ thống của Tây. Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn (từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con người;) trong khi triết học phương Đông đi từ ngọn xuống gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận...). Đó là 2 nét chính của hai nền triết học Đông - Tây.

Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính trị-xã hội.

Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà Triết học phương Tây thiên về giải thích thế giới theo nhiều cách còn mục đích chính của phương Đông là cải tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải thoát cho con người và làm sao cho con người hoà đồng với thiên nhiên.

Nguồn gốc là do ở phương Đông, thượng tầng kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát triển của hạ tầng cơ sở, còn ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định đến thượng tầng kiến trúc.

Về đối tượng nghiên cứu của triết học Đông, Tây
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật.

Trong khi đó phương Đông lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.

Về phương pháp nhận thức của 2 nền triết học đó

Triết học phương Tây ngả về tư duy duy lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì ngả về dùng trực giác.

Cái mạnh của phương Tây là cho khoa học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật... của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.

Triết học phương Đông ngược lại thường dùng trực giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó có tiềm tàng nhược điểm là không phổ biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi khác. Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.

Triết học phương Tây có xu hướng tách chủ thể với khách thể để nhận thức cho khách quan còn triết học phương Đông lại cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.

Phương tiện nhận thức của triết học phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng, thống nhất hơn thì trong triết học phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm yếu của triết học phương Đông chính là sự đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các phân tích khác nhau.

Triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc đã có.

Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.

Trong phép biện chứng giải thích quy luật của sự vận động - phát triển cũng có nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh và vận động, phát triển theo hướng đi lên.

Một nét nữa của triết học Tây - Đông là theo thống kê thì triết học phương Tây thiện về hướng ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận, khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến thực thể...

Khuynh hướng nổi trội của phương Đông lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp, minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...

 

Đông (Á)

Tây (Âu)

Tinh thần - Đời người - Tĩnh lặng cảm nhận các mối quan hệ Vật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập
Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật Thiên về khoa học công nghệ
Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức -- Con người, đạo học Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự vật/hiện tượng -- Vũ trụ, học thuyết
Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh những lối cũ, bề ngòai Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng phong phú, cụ thể
Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan, cách sống, lối sống Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản thể luận, nhận thức luận
Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện cá nhân, ổn định xã hội Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân, cách mạng xã hội

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiểu luận triết học phương Đông cổ đại
  • Bản the luận triết học phương Đông
  • tiểu luận triết học: sự khác biệt giữa triết học phương đông  phương tây
  • Lịch sử triết học phương Đông
  • Triết học phương Đông PDF
  • Triết học phương Đông cổ trung đại
  • Triết học phương Đông và phương Tây
  • Sử ra đời và phát triển của triết học phương Đông
See more articles in the category: Tiểu luận