tiểu luận: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân – Tài liệu text

Or you want a quick look:

Mục lục

A. MỞ ĐẦU 2

B. NỘI DUNG 3

I. Khái niệm giai cấp công nhân 3

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin 3

2. Định nghĩa giai cấp công nhân 3

II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử đó trong thời đại

ngày nay 4

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 4

2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay 5

3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 7

4. Những nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân 8

III. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam 10

2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam 11

3. Vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam 13

4. Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam 14

C. KẾT LUẬN 15

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

1

A. Mở đầu

Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản xuất

công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều có vai trò sáng tạo

chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất,

gía trị thặng dư và chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận

cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật

chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế

xã hội cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học đã tập chung nghiên cứu

những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đường, hình thức, phương pháp đấu

tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ

nghĩa xã hội.

Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai

cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.

Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô,

nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công

nhân. Bọn cơ hội xét lại và các thế lực chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh

lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và chủ nghĩa xã hội.

Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ra

trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào, thời đại ngày nay vẫn

đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế

giới còn đang có nhiều biến động, tiêu cực thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của

giai cấp công nhân được đặt ra trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, cả trên hai phương diện:

lý luận và thực tiễn.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phạm trù cơ bản nhất của chủ nghĩa

xã hội khoa học, do đó nó đã được C.Mác-Ph.Ăngghen và Lênin nghiên cứu và phát triển

hết sức hoàn thiện trong trong quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Xét trên phương

diện lịch sử, những nhận định và lý luận của các ông về giai cấp công nhân có tác dụng to

lớn và đúng đắn. Còn đối với nước ta, vấn đề trên được Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại

biểu toàn quốc, mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà

lý luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên.

Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh hưởng tới

sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này sang hình thái kinh

tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế khác mà còn làm thay đổi

tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó tác động tới quá trình sản xuất cụ

thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới.

Như vậy, vấn đề đặt ra là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là gì? Nội dung,

điều kiện khách quan quy định là gì? Trên phương diện lý luận và thực tiễn, nó được thể

hiện ra sao? Và để củng cố và tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân cần phải

tiến hành những biện pháp gì?

[external_link_head]

2

B. NỘI DUNG

I. Khái niệm giai cấp công nhân:

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:

C.Mác và Ăngghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về giai cấp công nhân

như: giai cấp vô sản, giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ dựa vào việc bán sức lao động của

mình, lao động làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp vô sản hiện đại, giai cấp công nhân hiện

đại, giai cấp công nhân đại công nhân đại công nghiệp như những cụm từ đồng nghĩa để

biểu thị một khái niệm: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại công nghiệp TBCN, giai

cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất hiện đại.

Cũng theo C.Mác và Ăngghen, giai cấp công nhân luôn mang hai thuộc tính cơ bản

sau:

Về phương thức lao động, phương thúc sản xuất: đó là những người lao động trực tiếp

hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại

và xã hội hoá cao.

Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: đó là người lao động không có tư liệu sản xuất,

phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc

tính thứ hai này nói lên một trong những đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân dưới

chế độ TBCN nên C.Mác và Ăngghen còn gọi là giai cấp vô sản.

Những quan điểm đó cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn là cơ sở phương pháp

luận để chúng ta nghiên cứu giai cấp công nhân hiện đại, đặc biệt là để làm sáng tỏ sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.

2. Định nghĩa giai cấp công nhân:

" Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với

quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực lượng

sản xuất có tính chất xã hội hoá ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến

trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào

quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu

cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay." Tại các

nước tư bản, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản không có tư

liệu sản xuất, làm thuê cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư. Còn ở các nước

xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những

tư liệu sản xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

3

II. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Sứ mệnh lịch sử đó trong thời

đại ngày nay:

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất. giai cấp công nhân - con đẻ của nền sản xuất

công nghiệp hiện đại,đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; có lợi ích trực tiếp đối

kháng với lợi ích của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích lâu dài của các tầng lớp

nhân dân lao động khác; có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, có đảng tiên phong của

mình là Đảng cộng sản; có tinh thần cách mạng triệt để; có tính tổ chức kỷ luật cao - điều

kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại, cơ cấu tổ chức sản xuất

chặt chẽ đã tôi luyện cho giai cấp công nhân hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao; là giai

cấp có bản chất quốc tế.

* Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Trong sự chuyển biến từ hình thái

kinh tế xã hội TBCN lên hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, giai cấp công nhân

là giai cấp trung tâm, có nhiệm vụ phải thoả mãn các điều kiện: là giai cấp đại diện cho

một phương thức sản xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phải

tiến hành thuyết phục tập hợp và tổ chức quần chúng làm cách mạng. Và hai nhiệm vụ

quan trọng nhất đó là: tiến hành xoá bỏ chế độ cũ, xây dựng hình thái kinh tế xã hội mới

tiến bộ hơn.

Thực chất nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là:

Trong lĩnh vực kinh tế: giai cấp công nhân tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư

liệu sản xuất, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuát, nâng cao năng suất lao

động ,thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của nhân dân

Trong lĩnh vực chính trị: giai cấp công nhân phải trở thành giai cấp thống trị trong xã hội.

Muôn vây nhiệm vụ đặt ra là phải đập tan chính quyền tư sản, xây dựng nền chuyên

chính vô sản mà thực chất là để đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân.

Trong lĩnh vực xã hội: giai cấp công nhân phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột,phải xoá

bỏ giai cấp nói chung,tạo ra sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người.

Giai cấp công nhân có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử toàn nhân loại. Họ

chính là lực lượng lãnh đạo các sự nghiệp: sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải

phóng xã hội và dân tộc; sự nghiệp giải phóng người lao động và sự nghiệp giải phóng

con người. Do đó sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải được thực hiện trên toàn

thế giới. Để có cái nhìn sâu sắc hơn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, ta sẽ tìm

hiểu đôi chút về nguyên nhân hay nói cách khác là những điều kiện nào đã trao cho giai

cấp công nhân sứ mệnh lịch sử ấy. Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công

nhân là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới CNTB. Và như vậy nó là

lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN. Địa vị kinh tế - xã hội khách quan

4

không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất mà còn

tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng

đoàn kết các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản, đó là khả năng đi đầu trong

cuộc đấu tranh của toàn thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc. Từ sự phân tích về địa vị kinh tế - xã hội và những đặc điểm của giai cấp

công nhân, ta có thể hiểu rõ những cơ sở khách quan khẳng định giai cấp công nhân có sứ

mệnh lịch sử là đấu tranh chống lại chế độ TBCN và từng bước xây dựng thành công xã

hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và CSCN trên phạm vi toàn thế giới dưới sự lãnh đạo

của Đảng Cộng Sản - đội tiên phong của giai cấp công nhân.

2. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay:

Trước hết, giai cấp công nhân phải là giai cấp thống trị về chính trị; là giai cấp quyết

định xu hướng phát triển của lịch sử; cầm quyền ở một số quốc gia trên thế giới. Hơn

nữa, giai cấp công nhân là động lực và là lực lượng lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm thủ

tiêu mọi sự áp bức bóc lột và sự tha hoá con người, sáng tạo ra xã hội mới. Thủ tiêu áp

bức bóc lột và mọi hình thức tha hoá, thực hiện sự giải phóng con người đòi hỏi giai cấp

công nhân trước hết phải giành lấy dân chủ, giành lấy chính quyền. Sau khi trở thành giai

cấp cầm quyên, giai cấp công nhân trờ thành lực lượng lãnh đạo, tổ chức và thực hiện

quá trình xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa và CSCN trên phạm vi mỗi dân

tộc và trên toàn thế giới, thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải

phóng xã hội và giải phóng con người. Giai cấp công nhân là lực lượng lãnh đạo toàn bộ

cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn các giai cấp. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân không phải nhằm duy trì giai cấp công nhân mà vì mục tiêu giải phóng con

người. Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản" Mác và Ăngghen đã khẳng định: "Toàn

bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu". Một khi chế độ tư hữu

không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước cũng bị xoá bỏ. Và

do đó với tư cách là một giai cấp, giai cấp công nhân cũng sẽ không còn lý do tồn tại. Tất

nhiên con đường để đi tới một xã hội không giai cấp rất quanh co và phức tạp. Ta thừa

nhận một thực tế là ngày nay trước sự biến đổi không ngừng của thế giới, khi mà CNTB

đang thắng thế, phong trào cách mạng trên thế giới đang tạm thoái trào và đặc biệt là

cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra với một tốc độ chóng mặt trên tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội thì bản thân giai cấp công nhân cũng đang có nhiều thay

đổi.

Trước hết có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi về mặt chất của đội ngũ công nhân

trên toàn thế giới. Ngày nay trình độ tay nghề chuyên môn của giai cấp công nhân đã

được nâng lên rõ rệt. Công nhân ngày càng được nâng cao trình độ, tay nghề thêm vào đó

là xu hướng "trí thức hoá" công nhân đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu. Đây là một xu

thế tất yếu khách quan bởi nó xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn sản xuất. Đời sống của

công nhân không ngừng được cải thiện. Tại các nước phát triển giai cấp công nhân đang

được trung lưu hoá, được quan tâm không chỉ về mặt vật chất mà còn cả về mặt tinh thần.

Bản thân giai cấp công nhân thế giới cũng có nhiều chuyển biến tích cực về giác ngộ

5

cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phong trào đấu tranh của công nhân về

vấn đề dân sinh dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh đó giai cấp công nhân hiện nay

cũng có những chuyển biến mạnh mẽ về mặt lượng. Số lượng công nhân thế giới không

ngừng tăng lên, họ trở thành lực lượng lao động đông đảo, chiếm vị trí quan trọng hàng

đầu trong xã hội. Không những vậy giai cấp công nhân còn đang biến đổi mạnh mẽ về cơ

cấu chủ yếu theo hướng: giảm số lượng lao động giản đơn, lao động trong những ngành

nghề truyền thống - tăng số lượng lao động phức tạp, lao động trong các ngành nghề hiện

READ  Tiểu luận: Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
[external_link offset=1]

đại. Ngày nay, kẻ thù của chủ nghĩa xã hội khoa học và một số kẻ cơ hội đang phủ nhận

học thuyết Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Theo họ giai cấp công

nhân ngày càng “teo đi“, “tan biến” vào các giai cấp, tầng lớp xã hội khác. Nhưng thực tế

đã chứng minh đó là ý kiến hoàn toàn sai lầm, vì giai cấp công nhân hiện nay tuy có sự

biến đổi về mặt số lượng hoặc dịch chuyển vào các giai cấp khác, chất lượng công nhân

không ngừng được năng cao nhưng bản chất của công nhân và giai cấp công nhân không

hề thay đổi. Mặt khác, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lòng

chế độ TBCN đang diễn ra hết sức gay gắt. Tuy đã đạt được một số thành tựu nhưng

CNTB vẫn không sao giải quyết được những mâu thuẫn nội tại trong lòng nó. Nền kinh

tế TBCN có khả năng phát triển nhưng thường xuyên phải đương đầu với các cuộc khủng

hoảng nặng nề, với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp . Phong trào đấu tranh của giai

cấp công nhân tuy đang đứng trước những thách thức to lớn, nhưng sự phát triển lực

lượng sản xuất thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho giai cấp công

nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình. Sự thực là ở những nước tư bản phát triển, tuy

đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai cấp công nhân đã được cải thiện, họ được

"trung lưu hoá", được nắm cổ phần trong các nhà máy, xí nghiệp .Song điều đó không có

nghĩa là công nhân ở các nước này không còn bị bóc lột giá trị thặng dư. Một số công

nhân có cổ phần, cổ phiếu trong công ty nhưng điều đó không hề làm thay đổi một sự thật

là toàn bộ tư liệu sản xuất TBCN vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản. Do đó giai cấp công

nhân về cơ bản vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư và bị bóc lột nhiều hơn trước. Mặt khác,

cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ngày nay cũng là một trong

những biện pháp " hoàn hảo " và " tinh vi " giúp giai cấp tư sản tiếp tục bóc lột giá trị

thặng dư của công nhân. Cũng có quan điểm cho rằng thời đại ngày nay là thời đại của

nền “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó tri thức mới là lực lượng tiên phong,

có vai trò lãnh đạo cách mạng. Tất nhiên, trí thức có vai trò quan trọng trong mọi thời

đại. Song trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế vai trò lãnh đạo thay thế giai

cấp công nhân. Bởi lẽ: trong xã hội trí thức chỉ là một tầng lớp, họ chưa bao giờ và không

bao giờ là một giai cấp. Mặt khác, trí thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với lợi ích

của giai cấp tư sản chính vì vậy mà trí thức không có tinh thần cách mạng triệt để như

giai cấp công nhân.

Từ những phân tích trên ta đã làm rõ những cơ sở khách quan để khẳng định giai cấp

công nhân có sứ mệnh lịch sử là đấu tranh để thủ tiêu chế độ TBCN và từng bước xây

dựng thành công xã hội mới - xã hội CSCN với giai đoạn đàu là xã hội XHCN trên phạm

vi toàn thế giới. Và dù lịch sử thế giới có thay đổi như thế nào, giai cấp công nhân có

những bước chuyển biến ra sao thì sự thực đó là: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

6

không thay đổi và giai cấp công nhân sẽ thực hiện thành công sứ mệnh lịch sử của mình

khi thời cơ đến.

3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Luận thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã được C. Mác và Ph. Ăng

ghen trình bày sâu sắc trong Tuyên ngôn củaĐảngCộngsản. Trong tác phẩm này các ông

đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, giai cấp công nhân là giai cấp gắn với lực lượng

sản xuất tiên tiến nhất dưới chủ nghĩa tư bản. Và, với tính cách như vậy, nó là lực lượng

quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sau khi giành chính quyền, giai cấp

công nhân, đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã

hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ

nghĩa.

- Giai cấp công nhân, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại, được rèn luyện trong

nền sản xuất công nghiệp tiến bộ, đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội

hùng mạnh. Bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột nặng nề, họ là giai cấp trực tiếp đối kháng

với giai cấp tư sản, và xét về bản chất họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế

độ áp bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa. Điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định

rằng, họ chỉ có thể tự giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ

nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới

về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai

cấp cách mạng triệt để nhất mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng

đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của khả năng

hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. Đó là khả năng đoàn kết các

giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản. Đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu

tranh của toàn thể dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên quy mô

quốc tế theo chủ nghĩa quốc tế vô sản.

Lịch sử thế giới đã chứng minh những kết luận C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin về

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là đúng đắn. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của giai

cấp công nhân nhằm hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình không phải diễn ra một cách

bằng phẳng, thuận buồm xuôi gió. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân tuy đang

đứng trước những thử thách hết sức nặng nề, nhưng xem xét toàn cảnh của sự phát triển

xã hội, giai cấp công nhân, lực lượng sản xuất tiến bộ vẫn đang chuẩn bị những tiền đề

khách quan cho thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình dù có trải qua những bước thăng

trầm, quanh co, nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.

Đúng là ở những nước tư bản phát triển, đời sống của một bộ phận không nhỏ trong giai

7

cấp công nhân đã được cải thiện, có thu nhập cao; một bộ phận công nhân ở các nước

trên đã có mức sống "trung lưu hóa", song điều đó không có nghĩa là công nhân ở các

nước ấy không còn bị bóc lột hoặc bị bóc lột không đáng kể. Một thực tế đã, đang và còn

tồn tại ngày càng sâu sắc ở các nước tư bản phát triển, đó là sự bất công, bất bình đẳng và

thu nhập càng cách xa giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và quần chúng lao

động. Dù có cố gắng tìm cách "thích nghi" và mọi biện pháp xoa dịu nhưng giai cấp tư

sản không thể khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Thực tế, cuộc đấu

tranh của giai cấp công nhân vẫn diễn ra ở các nước tư bản chủ nghĩa dưới nhiều hình

thức phong phú, với những nội dung khác nhau.

4. Những nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song, để biến

khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.

Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra đảng cộng sản trung thành với sự

nghiệp, lợi ích của giai cấp công nhân là yếu tố quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp

công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

a. Bản thân giai cấp công nhân

Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp công

nhân đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng.

Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả các nước, kể cả trong

"kinh tế tri thức" hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấu các loại công nhân với nhiều

ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển, tinh vi hơn. Theo Tổ chức lao động Quốc tế

(ILO) thì: từ năm 1900, toàn thế giới có 80 triệu công nhân; đến năm 1990, thế giới đã có

hơn 600 triệu công nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân

Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn, về khoa

học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã từng

bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn, công

đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất là dẫn đến hình thành

đảng tiên phong là đảng cộng sản. Khi đó, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp công nhân

đã từ chỗ là "giai cấp tự nó" (tức là chưa có ý thức giác ngộ giai cấp) đến chỗ là "giai cấp

vì nó" (tức giai cấp tự giác).

Vì thế, giai cấp công nhân trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của đảng cộng sản.

b. Tính tất yếu, quy luật hình thành và phát triển đảng của giai cấp công nhân

8

Chỉ khi nào giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận khoa

học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin thì phong trào cách mạng của nó mới thật sự

là một phong trào chính trị. Trìnhđộ lý luận đó cho phép giai cấp công nhân nhận thức

được vị trí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh và biết tạo nên sức

mạnh đó bằng sự đoàn kết, nhận rõ mục tiêu, con đường và những biện pháp giải phóng

giai cấp mình, giải phóng cả xã hội và giải phóng nhân loại. Phải có chủ nghĩa Mác soi

sáng, giai cấp công nhân mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò lịch sử của

mình. Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành

chính đảng của giai cấp công nhân. V.I. Lênin chỉ ra rằng, đảng là sự kết hợp phong trào

công nhân với chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản

phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tuỳ theo điều kiện

không gian và thời gian. ở nhiều nước thuộc địa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường

kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra đảng cộng sản.

Từ thực tiễn lịch sử ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác -

Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập

Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930. Chỉ có đảng cộng sản lãnh đạo, giai cấp

công nhân mới chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác trong mỗihành động

với tư cách một giai cấp tự giác và thực sự cách mạng. C. Mác đã nhấn mạnh rằng, trong

cuộc đấu tranh của mình chống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi

nào giai cấp vô sản tự mình tổ chức được thành một chính đảng độc lập của mình chống

lạiquyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào giai cấp vô sản tự mình tổ

chức được thành một đảng độc lập với tất cả mọi chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra

thì mới có thể hành động với tư cách là một giai cấp được.

c. Mối quan hệ giữa đảng cộng sản với giai cấp công nhân

Đảng chính trị là tổ chức cao nhất, đại biểu tập trung cho trí tuệ và lợi ích của toàn thể

giai cấp. Đối với giai cấp công nhân đó là đảng cộng sản, chẳng những đại biểu cho trí

tuệ và lợi ích của giai cấp công nhân mà còn đại biểu cho toàn thể nhân dân lao động và

dân tộc. Cho nên phải có một đảng chính trị vững vàng, kiên định và sáng suốt, có đường

lối chiến lược và sách lược đúng đắn thể hiện lợi ích của toàn giai cấp và toàn bộ phong

trào để giai cấp công nhân có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội - giai cấp của đảng, là nguồn bổ sung lực lượng

của đảng, đảng là đội tiên phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai cấp, là biểu hiện tập

trung lợi ích, nguyện vọng, phẩm chất, trí tuệ của giai cấp công nhân và của dân tộc.

Giữa đảng với giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ, không thể tách rời. Những đảng

viên của đảng cộng sản có thể không phải là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và đứng trên lập trường của giai cấp này.

Với một đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của đảng chính là sự lãnh đạo của

giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao

9

nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc; vì thế không thể lẫn lộn Đảng với giai cấp. Đảng

đem lại giác ngộ cho toàn bộ giai cấp, sức mạnh đoàn kết, nghị lực cách mạng, trí tuệ và

hành động cách mạng của toàn bộ giai cấp, trên cơ sở đó lôi cuốn tất cả các tầng lớp nhân

READ  Dịch Vụ Viết Tiểu Luận Thuê Chuyên Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam

dân lao động khác và cả dân tộc đứng lên hành động theo đường lối của đảng nhằm hoàn

thành sứ mệnh lịch sử của mình. Để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh của mình,

giai cấp công nhân cũng như mỗi người công nhân cần thường xuyên phấn đấu vươn lên,

trưởng thành về các mặt: tư tưởng, chính trị, lập trường giai cấp, văn hoá, khoa học kỹ

thuật, tay nghề Các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, thường xuyên phát triển vững

mạnh cùng với quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,

v.v

III. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:

Cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền

kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu. giai cấp công nhân nước ta ra đời trước giai cấp

tư sản, sau cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và là giai cấp có lợi ích trực tiếp

đối kháng với tư bản thực dân Pháp. Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, giai

cấp công nhân nước ta sớm trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế. Song

do điều kiện kinh tế - xã hội và hoàn ra đời nên giai cấp công nhân Việt Nam ngoài

những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, còn mang những đặc điểm riêng.

Ra đời sau cách mạng tháng Mười Nga, giai cấp công nhân nước ta là giai cấp thuần nhất

về tư tưởng, sớm tập trung về lực lượng, sớm giác ngộ cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa

Mác - Lênin và tổ chức được chính Đảng của mình. Hơn nữa, giai cấp công nhân Việt

Nam được kế thừa truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc, lại phải chịu

ba tầng áp bức nặng nề nên họ có tinh thần cách mạng cao. Đa số công nhân xuất thân từ

nông dân và các tầng lớp lao dộng khác nên có mối liên hệ khăng khít, thường xuyên,

chặt chẽ với giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức cũng như các giai tầng khác trong xã hội.

Là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế nhưng với những đặc điểm vừa phân tích,

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam cũng có những nội dung khác so với sứ

mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới nói chung.

Trong giai đoạn từ những năm 30 của thế kỷ XX, ta có thể khẳng định sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân Việt Nam đó là lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong

của mình là Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh đuổi bè lũ thực dân Pháp và đế quốc Mĩ,

giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Suốt chặng đường dài ngót thế kỷ gian nan thử thách

ấy, giai cấp công nhân Việt Nam đã được tôi luyện và trưởng thành về mọi mặt, xứng

đáng là lực lượng nòng cốt của liên minh cồng nông, trí thức vững chắc.

Trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới

trên tất cả các lĩnh vực thì giai cấp công nhân Việt Nam phải "tự mình trở thành dân tộc",

tiêu biểu cho quyền lợi của dân tộc, đặt quyền lợi dân tộc lên trên quyền lợi giai cấp, giữ

10

vững bản chất cách mạng, bản lĩnh chính trị của mình, lấy mục tiêu dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng dân chủ văn mình để phấn đấu và đặc biệt là trở thành lực lượng đi đầu

trong công cuộc CNH - HĐH, xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới.

Nghị quyết số 20 NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung Ương Đảng

khoá X đã khẳng định: " Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh lịch sử to lớn: Là giai

cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản Việt Nam;

giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, hiện đại; giai cấp tiên phong trong

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội; lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH - HĐH đất

nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh; lực lượng

nòng cốt trong liên minh GIAI CẤP CÔNG NHÂN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí

thức dưới sự lãnh đạo của Đảng ."

2. Thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam:

Những năm cuối thế kỷ XI, đầu thế kỷ XX khi tầng lớp tư sản mại bản tiến vào nước

ta thì những nhóm công nhân Việt Nam riêng lẻ cũng bắt đầu xuất hiện và từng bước

trưởng thành với tư cách là một giai cấp. Thời Việt Nam thuộc Pháp, giới chủ nhà máy,

xí nghiệp đã chia công nhân ra làm hai loại: "công nhân áo xanh" và "công nhân áo nâu".

Việc Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập vào đầu năm 1930 đã đánh dấu cột mốc

sự chuyển biến về chất trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát

tiến đến tự giác. Trong lịch sử của mình giai cấp công nhân Việt Nam cùng với đội tiên

phong của mình là Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện thành công cuộc cách mạng dân

tộc dân chủ, tiến lên cách mạng XHCN.

Giai cấp công nhân nước ta đã có những cuộc đấu tranh quyết liệt chống bè lũ thực

dân Pháp. Rất nhiều công nhân chân chính đã ngã xuống trong cuộc đấu tranh này để

giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giai cấp

công nhân ở cả hai miền Bắc Nam đã có nhiều cống hiến đặc biệt xuất sắc. Từ năm 1955

đến năm 1975, miền Bắc nước ta bước váo công cuộc xây dựng CNXH với mục tiêu cơ

bản là khôi phục và cải tạo nền kinh tế. Giai cấp công nhân miền Bắc thời kỳ này sôi nổi

thi đua phấn đấu theo lời kêu gọi của Bác Hồ: " Mỗi người làm việc bằng hai vì miền

Nam ruột thịt ". Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất, đất nước ta bước vào thời kỳ xây

dựng XHCN trên cả nước. Giai cấp công nhân có khoảng 5triệu người, chiếm khoảng 6%

dân số. Điểm thuận lợi lớn nhất của giai cấp công nhân nước ta lúc đó là được sự lãnh

đạo của Đảng và tinh thần hăng say lao động để xây dựng quê hương, đất nước. Qua quá

trinh đổi mới xây dựng đất nước, giai cấp công nhân không chỉ phát huy vai trò của mình,

đóng góp vào sự nghiệp đổi mới mà còn là sản phẩm của qúa trình đổi mới, giai cấp công

nhân không ngừng biến đổi và phát triển.

Sự biến đổi trước hết là ở cơ cấu giai cấp công nhân, họ không còn thuần tuý là những

người lao động công nghiệp ở các nhà máy, xí nghiệp. Ngày nay giai cấp công nhân nước

ta là đội ngũ được đào tạo khá cơ bản, có hệ thống trên nền tảng văn hó phổ thông và dạy

11

nghề chuyên nghiệp. Họ sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường và phương thức sản

xuất tiên tiến, hiện đại. giai cấp công nhân có mối quan hệ tự nhiên, máu thịt với giai cáp

nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động. Họ là lực lượng nòng cốt xây dựng khối

đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, giai cấp

công nhân nước ta đã thể hiện xứng đáng là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế,

tiếp tục lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim

chỉ nam cho hành động của mình. Không những vậy mà công nhân Việt Nam còn chủ

động tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế có tính thời đại như: dân số, môi trường, văn

hoá, năng lượng, lương thực, bệnh tật, chiến tranh và hoà bình .

Với những chuyển biến mang tính tích cực của mình, giai cấp công nhân đang đóng

vai trò ngày một quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đắt nước. Về mặt sản xuất giai cấp

công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Mặc

dù về số lượng, giai cấp công nhânchiếm một tỷ lệ không lớn trong tổng số dân cư và chỉ

chiếm khoảng 13% lao động xã hội nhưng lại nắm giữ những cơ sở vật chất và các

phương tiện sản xuất hiện đại của xã hội, quyết định phương hướng phát triển của nền

kinh tế, học cũng là lực lượng lao động đóng góp nhiều nhất vào ngân sách nhà nước.

Giai cấp công nhân đi đầu trong lao động sáng tạo, xây dựng đất nước. Chúng ta tự hào

về sự thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước với các thành tựu về kinh tế, văn hóa,

cơ sở hạ tầng. Đội ngũ công nhân Việt Nam đã có mặt trong tất cả các lĩnh vực sản xuất,

các thành phần, các ngành kinh tế. Thực tế này trái ngược với nhận định của một số

người cho rằng vai trò của giai cấp công nhân ngày càng giảm đi trong xã hội hiện đại.

Giai cấp công nhân là lực lượng kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, không

chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Lòng tin của giai cấp công nhân vào sự

lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới ngày càng được củng cố và giữ vững. Tham

gia vào đủ các thành phần kinh tế phong phú, đa dang và phức tạp nhưng giai cấp công

nhân luôn giữ vững được bản chất cách mạng, bản lĩnh chính trị của mình, lấy mục tiêu

dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh để phấn đấu, lấy việc xây dựng

nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế làm phương châm và

nguyên tắc hoạt động. Giai cấp công nhân nước ta là lực lượng tích cực, kiên quyết đi

tiên phong trong mặt trận đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, là

lực lượng chính trị - xã hội quan trọng bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nhất là trong nền công nghiệp quốc

phòng. giai cấp công nhân Việt Nam rất nhạy cảm chính trị, không hoang mang dao

động, luôn cảnh giác với mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, làm thất bại mọi

âm mưu "diễn biến hòa bình", giữ vững mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH,

kiên định con đường đi lên CNXH dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Qua hơn 20 năm đổi mới cùng với quá trình CNH - HĐH đất nước, giai cấp công

nhân nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên sự phát triển của giai cấp công

nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu cũng như trình độ học vấn, chuyên

môn .cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại háo và hội nhập kinh tế quốc tế. Đội ngũ

công nhân nước ta đang thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuât, cán bộ quản lý giỏi,

12

công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế. Đa

phần công nhân xuất thân từ nông dân, chưa qua đào tạo cơ bản. giai cấp công nhân còn

hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh công - nông - trí thức. Giác ngộ giai

READ  Bài Tiểu Luận Về Du Lịch chọn lọc
[external_link offset=2]

cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều, sự hiểu biết về chính sách, pháp

luật còn nhiều hạn chế. Tỉ lệ Đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn

thấp. Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động

trong các tổ chức chính trị - xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có

nhiều khó khăn, bức xức, đặc biệt là ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các

doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài .

3. Vai trò lãnh đạo giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với

phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào đầu năm 1930 của thế kỷ

XX. Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách

mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất.

Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong của nó là

Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh đạo là nói đến toàn bộ giai

cấp như một chỉnh thể chứ không phải từng nhóm, từng người. Để có thể lãnh đạo, giai

cấp công nhân phải có lực lượng, có tổ chức tiêu biểu cho sựtự giác và bản chất giai cấp

của mình. Lực lượng đó là Đảng Cộng sản. Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có

nhiều đảng viên không phải là công nhân. Nhưng, bất cứ đảng viên nào cũng phải đứng

trên lập trường giai cấp công nhân thể hiện ở lý tưởng, ở lý luận Mác-Lênin và đường lối

cách mạng, ở tinh thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh

của giai cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả

dân tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định rất rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên

phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của

dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động

và của dân tộc". Đảng của giai cấp công nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành

thắng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và đang tiến hành công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ lịch sử khó

khăn, phức tạp nhất.

Trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội hiện nay, đội ngũ công

nhân Việt Nam bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc hoạt động sản

xuất trong ngành công nghiệp và dịch vụ thuộc các doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã,

hay thuộc khu vực tư nhân, hợp tác liên doanh với nước ngoài, tạothành một lực lượng

giai cấp công nhân thống nhất đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng

Hồ Chí Minh đang lãnh đạo công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Họ là lực lượng đi

đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là cơ sở xã hội chủ yếu nhất của Đảng

13

và Nhà nước ta, là hạt nhân vững chắc trong liên minh công nhân - nông dân - trí thức,

nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội quy định, giai cấp công

nhân Việt Nam còn có những nhược điểm (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện

nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp ). Nhưng điều

đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để

khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung

ương khoá VII của Đảng ta, một Nghị quyết gắn trực tiếp vấn đề công nghiệp hoá, hiện

đại hoá với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây

dựng giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: "Cùng với quá trình phát

triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,

cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng

về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng

tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn

sứ mệnh lịch sử của mình"

Công cuộc đổi mới đất nước, định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và

lãnh đạo đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa rất quan trọng. Giai cấp công

nhân đang đi đầu trong xây dựng xã hội mới, nhất là trong việc xây dựng cơ sở vật chất -

kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội nhằm thựchiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân

chủ, văn minh. Đó là bằng chứng chỉ rõ năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân nước

ta, vai trò không có lực lượng xã hội nào có thể thay thế được trong sự nghiệp “lãnh

đạo thành công công cuộc xây dựng một xã hội mới,trong đó nhân dân lao động làm chủ,

đất nước độc lập và phồn vinh, xoá bỏ áp bức bất công, mọi người đều có điều kiện phấn

đấu cho cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc".

4. Những phương hướng, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam đặc biệt chú trọng

phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hoá đát nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa như sau: “Đối với giai cấp công

nhân,coi trọng việc phát triển về số lượng và chát lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh

chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện”trí thức hoá công nhân”, nâng cao

năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất cao, chất lượng và

hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong trong công nghiệp hoá, hiện

đậi hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kì mới. Bảo vệ quyền lợi, nâng

cao đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân trong điều kiện thực hiện kinh

tế thị trường. Tăng cường đào tạo cán bộ lănh đạo, quản lí và kết nạp đảng viên từ những

công nhân ưu tú, tăng cường thành phần công nhân trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo các

cấp, các ngành”.

14

Cuối cùng, để phát triển giai cấp công nhân ở nước ta hiẹn nay cần đổi mới hệ thống

chính trị ở các doanh nghiệp có công nhân, nhằm bảo vệ đúng đắn lợi ích của công nhân;

giáo dục, tổ chức đào tạo và yêu cầu ngày càng cao đối với công nhân trong quá trình sản

xuất kinh doanh, hoạt động chính trị - xã hội gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

* Để thực hiện được phương hướng trên, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương

lần thứ sáu khoá X, Đảng ta đã đưa ra một số giải pháp sau:

Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về giai cấp công nhân trong

điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào

tạo nghề, từng bước "trí thức hoá" giai cấp công nhân.Quan tâm bồi dưỡng, nâng cao

trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho giai cấp công nhân.Bổ sung, sửa

đổi, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo quyền, lợi

ích chính đáng của công nhân, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho công nhân.Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn và các tổ chức chính

trị - xã hội khác trong xây dựng giai cấp công nhân. Như vậy với những đặc điểm kinh tế

chính trị xã hội của mình, giai cấp công nhân tất yếu có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo các

tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột trong cuộc đấu tranh từng bước xoá bỏ

CNTB và xây dựng thành công xã hội CSCN văn minh. giai cấp công nhân Việt Nam -

một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế cũng có sứ mệnh lịch sử ấy. Tuy nhiên, để

phát huy vai trò của mình, giai cấp công nhân Việt Nam cần phát triển cả về số lượng và

chất lượng, vươn lên khắc phục những hạn chế, từng bước đáp ứng những yêu cầu của sự

nghiệp CNH - HĐH và xây dựng đất nước.

C. KẾT LUẬN

Qua các phân tích trên về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trên cả hai phương

diện lý luận và thực tiễn cho ta có thể khẳng định rằng: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân là xoá bỏ chế độ chủ nghĩa tư bản, xoá bỏ chế độ người bóc lột người, giải

phóng mình, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại thoát khỏi sự áp bức bóc

lột, xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Là một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam cũng

mang trên mình sứ mệnh lịch sử ấy nhưng ngoài ra trong giai đoạn hiện nay khi mà Đảng

và Nhà nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước thì giai

cấp công nhân Việt Nam cần: " Coi trọng việc phát triển về số lượng và chát lượng, nâng

cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện ”trí thức

hoá công nhân”, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt

năng suất cao, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong

quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời

kì mới ".

15

Hiểu đúng, hiểu rõ về giai cấp công nhân, đặc biệt là về sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân là một vấn đề hết sức quan trọng trong nhận thức của mỗi người. Qua đó mỗi

cá nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về nhận

thức xã hội để nâng cao tri thức văn hóa của mình. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay,

khi hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã tan rã, các thế lực phản động

đang ra sức chống phá các Đảng Cộng Sản trên thế giới, phủ nhận sứ mệnh lịch sử của

giai cấp công nhân thì hơn bao giờ hết cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục,

nâng cao nhận thức của mọi người về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Với những ý nghĩa lớn lao đó, việc phát huy vai trò của giai cấp công nhân để từ đó

xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh luôn là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp xây

dựng đất nước là một nội dung quan trọng trong hoạt động cảu Đảng, Nhà nước và hệ

thống chính trị các cấp ở nước ta.

Hy vọng rằng tuy còn nhiều thiếu sót nhưng bài tiểu luận đã làm sáng tỏ được phần

nào khái niệm, đặc điểm, vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân thế giới nói

chung và giai cấp công nhân Việt Nam nói riêng.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2006).

2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (Dành cho sinh viên đại học, cao

đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản chính

trị quốc gia, 2014).

3.Tìm hiểu môn học chủ nghĩa xã hội khoa học (dưới dạng hỏi và đáp).

4. Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản (Các Mác và Phri-Drich Ănggen)

https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/1840s/tuyen/

5. Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại ngày nay (NXB chính trị QG).

6. Thời đại của chúng ta và sức sống của chủ nghĩa Mác-Lênin (NXB chính trị QG).

7 Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương Đảng lần thứ sáu khoá X.

Báo Đảng Cộng Sản, 2007 - www.baodangcongsan.com.vn

8. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Báo Đảng Cộng Sản, 2007.

9. www.tapchicongsan.com.vn; www.dangcongsan.vn

10. Đặng Ngọc Tùng: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh

(http://laodong.com.vn, ngày 15.1.2011).

11. Theo số liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương (2008): Năm 2003, số người được kết

nạp Đảng là công nhân trực tiếp sản xuất chiếm 7,69% tổng số được kết nạp Đảng

(+84888672676/+84888672676); năm 2004, tỷ lệ này là 8,19% (+84888672676/+84888672676); năm 2005 là 6,87%

(+84888672676/169.461).

16

12. Xem thêm Trương Giang Long: Giai cấp công nhân Việt Nam - thực trạng và suy

ngẫm, Tạp chí Cộng sản số +84888672676) năm 2007.

17 [external_footer]

See more articles in the category: Tiểu luận