Tóm tắt văn bản nghị luận – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tâp 2

Or you want a quick look:

Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tâp 2

I – BÀI TẬP

[external_link_head]

      1. Tóm tắt bài Nghĩ về câu cách ngôn : “Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi” trong 10 dòng.

      2. Tóm tắt đoạn trích Một thời đại trong thi ca trong sách giáo khoa.

      3. Tóm tắt văn bản trích sau đây.

MỤC ĐÍCH CỦA GIẢNG VĂN

      “Mục đích giảng văn trong tinh thần cấp học chuyên khoa không phải chỉ là ngồi nhận định và dẫn chứng với học sinh về nghĩa đen của một chữ hay là về “xuất xứ” của một điển tích, của một hình tượng, một câu văn mà thôi. Đã hay rằng : muốn hiểu thấu ý nghĩa một bài văn, trước hết cũng phải hiểu rõ kĩ thuật dùng chữ của một tác giả. […] Nhưng nếu chỉ chú ý từ phương diện đó thì rất dễ dàng hướng khoa giảng văn vào con đường khô khan của lối học tầm chương trích cú ngày xưa. Trong từ ngữ các nước phương Tây, từ nguyên của chữ explication – giảng văn – là do chữ pli mà ra. Giảng văn trước hết là theo dõi trong nếp (pli) áng văn tất cả cái tinh vi về tư tưởng, cái độc đáo về nghệ thuật của một tác giả. Hiểu như vậy, giảng văn trước hết là chỉ rõ sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, giữa kĩ thuật và tư tưởng trong một tác phẩm văn chương.

       […] Nếu như người ta có thể nói là có một “kĩ thuật” giảng văn, thì cũng không ai có thể chỉ cho ai một công thức giảng văn, không ai có thể truyền cho ai một tập cấm nang giảng văn : một áng văn là một tác phấm có sinh mệnh, có cơ thê, có phát triển, có cả một đường lối phát triển. Nhưng không phải là chỉ có một loại ,văn nào, và cũng không phải chỉ là có một lối viết văn. Cùng đứng trước một sự trạng[1], người này có thể nhận định trên một quan điểm khác vófi người kia. Cùng đứng trước một sự trạng, nhà văn này cũng có thể có những cảm tưởng, những tình tứ và ý nghĩ trái hẳn với nhà văn nọ. Không thể bảo là chỉ có một lối, hay một vài lối giảng văn nhất định. Vấn đề là hiểu tính chất .áng văn hay không hiểu ; vấn đề là khi đã nhận định, đã hiểu thấu tinh thần của áng văn rồi, thì lựa chọn một cách để mà trình bày lối lĩnh hội của mình về áng văn đó. […] Giảng văn, một lần nữa, không thể có kiểu mẫu nhất định. Hoạ chăng sau khi đã tham bác nhiều lối giảng về những áng văn có tính chất khác nhau, thì một người học sinh, đứng trước một sự kiện văn chương, cũng có thể dễ dàng lần ra mối hơn mà thôi. Tất cả vấn đề là tìm ra cái trọng tâm hứng thú – le centre d’intérêt – của áng văn.

READ  Tổng hợp 600 mẫu mở bài Ngữ văn lớp 9 hay nhất.
[external_link offset=1]

        Khi đã nhận ra trọng tâm đó, chúng ta sẽ xem xét trong công trình xây dựng của một nhà văn sĩ[2], nhà thi sĩ, mọi tiết mục đã quy tụ cùng nhau thế nào, để làm cho cái hứng thú đó như là đẵ được nảng nổi hẳn lên. Chúng tôi cũng cần nói thêm rằng : sự phân biệt giữa hình thức và nội dung chẳng qua là một lối phân loại ở nhà trường. Nó thuận tiện cho sự trình bày để giảng bài cho minh bạch. Nhung không thể tách rẽ hẳn hai phương diện hình thức và nội dung”.

(Theo Đặng Thai Mai, Giảng văn “Chinh phụ ngâm”)    

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

       1. Muốn tóm tắt, trước hết học sinh đọc kĩ bài văn. Bài văn có 15 đoạn tự nhiên (đánh dấu bằng dấu chấm xuống dòng), thử tóm tắt ý của mỗi đoạn để nắm được mạch ý của cả bài. Đây là bài văn sáng rõ, thuyết phục, mỗi đoạn nhỏ đều có một ý rất rành mạch, học sinh đọc và tự làm.

      2. Hãy chú ý tìm các câu văn then chốt trong từng đoạn và trong cả bài, Đọc kĩ bài văn xem có phải là các câu sau đây không.

      − “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ mới”.

      − “Muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy”.

READ  28 đề và bài văn mẫu nghị luận xã hội 200 chữ

      − “Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể”.

      − “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta“.

      − “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể : lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình” – tức là chỉ có chữ

      − “Bởi vậy cho nên khi chữ “tôi”, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt Nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu”, vì xa lạ.

      − “Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ […]. Người ta lại còn thấy nó đáng thương Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước” của những người mang chữ ta

      − “Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu… Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền…”.

[external_link offset=2]

      − “Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế”.

      − “Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta […] thấy thiếu […] một lòng tin đầy đủ”.

READ  Nghị luận về tình phụ tử | Top 3 bài văn hay nghị luận về tình phụ tử | Văn mẫu 9

      − “Đó, là tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”.

      − “Bi kịch ấy họ gửi cả vào tiếng Việt […]. Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua […] họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.

      − “Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống […]. Họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai”.

      Nếu các câu trích trên đây các bạn học sinh thấy quả đúng là những câu then chốt, hãy sử dụng chúng để viết lại thành một bài tóm tắt.

      3. Vận dụng phương pháp trên, tự tóm tắt thành đoạn văn ngắn. Chú ý bài văn của Đặng Thai Mai gồm ba đoạn. Tóm tắt ý mỗi đoạn rồi liên kết lại thành bài tóm tắt của cả bài.

Xem thêm Bài viết số 7  tại đây [external_footer]

See more articles in the category: Nghị luận