Trò chuyện với nhạc sĩ của Ta có hẹn với tháng 5

Or you want a quick look:

Trò chuyện với nhạc sĩ của Ta có hẹn với tháng 5

Hồ Tiến Đạt (SN 1985) từng là phát thanh viên, diễn viên lồng tiếng, hiện là "ông chủ nhỏ" của một công ty chuyên sản xuất hậu kì phim truyền hình - Ảnh: NVCC

[external_link_head]

Nếu thị trường nhạc Việt là con sông lớn thì âm nhạc của tôi là mạch nước ngầm nho nhỏ len lỏi trong lòng khán giả. Tôi không có nhu cầu là người tiên phong, càng không có nhu cầu giới thiệu mình đến công chúng. Âm nhạc là duyên, là sự tìm đến, gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu.

Nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt

Một dạo người viết lân la đi nghe nhạc ở các phòng trà nhạc nhẹ, quán cà phê acoustic. Hầu như đêm nào, các ca sĩ trẻ đều mong ngóng được hát nhạc Hồ Tiến Đạt hoặc khán giả nôn nao ghi mảnh giấy yêu cầu ca sĩ hát nhạc của anh.

Những bản tình ca như Xin lỗi, Điều vô lý thứ nhất, Điệu valse ủi an, Ta có hẹn với tháng 5… không hẹn mà gặp, lần lượt được ca sĩ lẫn khán giả hát lên, ngỡ đâu đêm ấy là liveshow của gã nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt nào đó!

Trên thị trường nhạc Việt, Hồ Tiến Đạt là cái tên lạ hoắc nhưng trong không gian phòng trà, cà phê nhạc sống thì âm nhạc của Đạt đã trở nên thân thuộc với khán giả. 

Dẫu Hồ Tiến Đạt thừa nhận, âm nhạc của mình là mạch nước ngầm nhưng đây hẳn là mạch nước mát lành mà khán giả đại chúng biết đâu cần được một ngụm tươi trong.

Đạt viết nhạc trầm buồn nhưng không bi lụy, lời ca nên thơ để lại nỗi bâng khuâng, giai điệu tan tan trong màn đêm êm ả, giọng ca sĩ phòng trà cứ tỉ tê câu chuyện tình buồn khiến người nghe như vào chốn mê ly…

Đạt viết trong Điều vô lý thứ nhất, thế này: "Ta mang về em một chút đường/Tan tan vào ta, ta bớt đắng/Em tô vào ta thêm chút hồng/Pha tan vào ta chút hương nồng/Để gió theo cùng lối ta về/Thênh thang đường về nhanh quá/Để hát la là lá la là/Mang theo nụ cười em đây".

Điều vô lý thứ nhất - nguyên hà - sáng tác: hồ tiến đạt

Nhạc của Đạt ấm áp, có chút lơ thơ và lý giải về tình yêu đến là ngồ ngộ. Đạt vẽ bức tranh yêu đương có nắng hồng, có gió ngược chiều, có cửa sổ xa xăm hay nhịp đập vu vơ, để rồi đến cuối bài anh buông câu: "Vì có em/Đời ấm êm/Mình có nhau như ngày xưa đã từng..." Ta có hẹn với tháng 5. 

READ  Diễn viên Tường Vy và mối tình 5 năm: ‘Nghĩ tới chuyện cưới là thấy mệt mỏi’
[external_link offset=1]

Tiếng dương cầm chậm rãi vang vang cuối bài khiến người nghe ngẩn ngơ ngơ ngẩn, mãi bâng khuâng về một tình yêu "như ngày xưa đã từng".

Ta có hẹn với tháng 5 - nguyên hà - sáng tác: hồ tiến đạt

Hay Hồ Tiến Đạt cũng có những chiêm nghiệm thú vị về điều đọng lại sau mỗi cuộc tình: "Sau bao tổn thương, điều người ta cần trao cho nhau nào phải đâu thứ tha/Mà là ủi an…" Điệu valse ủi an.

Đạt đến với âm nhạc tự nhiên và hồn nhiên. Hồn nhiên đến mức, album đầu tay Điều vô lý thứ nhất (Hồ Tiến Đạt sáng tác, Nguyên Hà thể hiện, Phạm Hải Âu hòa âm phối khí) trong top 10 Album của năm tại Giải âm nhạc Cống hiến 2018 mà anh không hề hay biết, cho đến khi người viết thông tin.

Trò chuyện với nhạc sĩ của Ta có hẹn với tháng 5

Hồ Tiến Đạt song ca cùng ca sĩ Nguyên Hà. Với anh, âm nhạc là duyên, là sự tìm đến, gặp gỡ của những tâm hồn đồng điệu- Ảnh: NVCC

* Hồ Tiến Đạt bắt đầu sáng tác nhạc từ khi nào?

 - Lớp 7, lớp 8 tôi đã có thói quen nghe album nhạc, được gia đình cho học organ. 4 năm đại học, tôi làm thêm ở một tiệm bán đĩa. Những năm 2003 đó, sáng mở mắt là mọi người nghe nhạc trên Giai điệu tôi yêu, Làn sóng xanh. 

Riêng tiệm đĩa tôi làm, tôi mở nhạc latin, disco, jazz, folk, country… đủ thể loại nhạc trên thế giới. Rồi tôi cũng tập tành học guitar đàn hát vu vơ. Âm nhạc ngấm vào tôi từ đó.

7-8 năm trước, nhóm bạn tôi làm vở kịch Tình ca phố. Để vở có thêm màu sắc, tôi đã viết khoảng 6 bài cho diễn viên hát. Ban đầu chỉ là kịch cà phê sinh viên thôi, sau đó cũng được diễn ở sân khấu 5B Võ Văn Tần.

Những lúc đi xe máy giai điệu bỗng hiện ra trong đầu tôi lẩm nhẩm để về nhà viết lại hoặc lâu lâu nghĩ vẩn vơ gì đó ý tưởng chợt tìm đến. Nói chung, tôi viết nhạc cho vui, không phải kiếm tiền nên chẳng áp lực gì đâu.

* Biết là vậy, nhưng vì sao sáng tác của anh chỉ có "đất sống" ở phòng trà, quán cà phê?

 - Là do ý muốn của tôi và ca sĩ thể hiện bài hát hoạt động trong không gian âm nhạc đó. Thời gian đầu, tôi chia sẻ sáng tác với bạn bè trên trang cá nhân. Sau này, mọi người đã quen và thích nhạc thì tôi làm chỉn chu hơn, phát hành trên youtube…

READ  Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc

Tôi muốn sản phẩm âm nhạc phải theo ý tôi, phải thuộc về tôi. Tất cả các quy trình sản xuất một bài hát như sáng tác demo, hòa âm phối khí, ca sĩ thu âm, phát hành…tôi luôn phải đồng hành. 

Khác với thị trường, nhạc sĩ bán bài hát cho ca sĩ thì thuộc về ca sĩ đó. Tôi muốn được chia sẻ, được cùng ca sĩ trải qua tháng ngày kỉ niệm khi sản xuất bài hát.

Tôi có thói quen, có bài hát mới tìm đến ca sĩ. Cũng có nhiều ca sĩ ngôi sao đặt tôi viết bài. Tôi cứ lần lữa. Âm nhạc là niềm vui, là đời sống cá nhân, tôi không cần gò mình để đúng hạn bán bài. Từ trước đến giờ, tôi tặng bài hát chứ không bán, bởi ca sĩ thể hiện cũng là bạn bè, là người đồng điệu tâm hồn với tôi. Người ta làm nhạc kiếm tiền, tôi kiếm tiền để làm nhạc mà.

Nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt

* Hồ Tiến Đạt nói viết nhạc để vui, thế mà đa số sáng tác của anh man mác buồn?

- Nó thuộc về con người, thuộc về cảm xúc bên trong. Khi buồn, tôi cần bày tỏ nỗi lòng bằng âm nhạc, sáng tác là cách giải tỏa cảm xúc. 

[external_link offset=2]

Tôi không chủ động viết nhạc buồn nhưng chắc là do tâm trạng nên dẫn đến bài hát man mác như thế. Với lại, tôi không có nhu cầu để nhiều người biết về mình.

* Khán giả yêu mến bài hát của Hồ Tiến Đạt, nên tò mò tìm hiểu về người nhạc sĩ là điều đương nhiên. Anh né tránh và khoanh vùng âm nhạc như thế, đôi khi là thiếu trách nhiệm với người ái mộ?

- Nhiều người hỏi tôi sao không đưa bài cho ca sĩ nổi tiếng hát để bài hát đến gần khán giả hơn. Tôi quan niệm, quá trình làm nhạc phải thật vui, thật thoải mái, thật sáng tạo. Ca sĩ thị trường ai cũng muốn ra sản phẩm nhanh.

Tôi không quan trọng view, like bởi mật độ chân thật không cao. Tôi muốn bài hát đến nhiều người thật sự muốn nghe, chứ không phải nhiều người nghe. Và âm nhạc với tôi chẳng phải điều gì quá to tát. Nó như một môn thể thao cho tinh thần thêm khỏe mạnh.

Trò chuyện với nhạc sĩ của Ta có hẹn với tháng 5

Nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt (đầu tiên bên phải hình) cùng những người bạn âm nhạc. Âm nhạc của Hồ Tiến Đạt đã thân thuộc với khán giả phòng trà, cà phê - Ảnh: NVCC

READ  Ca Sĩ Tuấn Hưng Tiết Lộ Món Quà Bố Vợ Ca Sĩ Tuấn Hưng Là Ai Gần Như Đã Dừng Lại”

* Tuy nhiên, khi ở mãi trong một không gian âm nhạc sẽ khiến cho sáng tác không mới mẻ. Anh có nhận ra, các sáng tác của mình đang một màu?

- Trong học tủ của tôi còn nhiều bài demo, vì tôi cảm thấy chưa đủ sự hay ho với bản thân để có thể trở thành niềm thích thú với người khác nên chưa tung ra. 

Thực ra, với tôi, một màu mà bạn nói là điều tốt. Người sáng tác ai cũng cần tiến bộ, nhưng trước hết phải định hình được phong cách. Có những người viết nhạc phong phú lắm, nhưng khán giả không phân biệt được nhạc anh ta với những nhạc sĩ khác.

Nhìn lại sản phẩm của mình, từ cách viết lời, lên giai điệu, triển khai sản xuất đều mang dấu ấn cá nhân của tôi. Một bài hát trước hết phục vụ, thỏa mãn cái tôi của người viết, rồi mới gửi đến khán giả. Và khán giả sẽ nhận ra ngay đó là bài hát của ai viết.

* Hồ Tiến Đạt thích người ta gọi là người viết hơn nhạc sĩ và tự nhận viết nhạc không chuyên nghiệp. Nhiều lần anh từ chối phỏng vấn báo chí, không chủ động hoạt động ở thị trường âm nhạc. Là vì anh cảm thấy mình không phù hợp hay không đủ năng lực?  

- Thị trường âm nhạc đang bao dung, mỗi ngày là có vài bài hát mới. Có những sản phẩm hời hợt nên khán giả tiếp cận cũng dễ dãi. Vậy thì năng lực chuyên môn không phải là yếu tố xét đến hệ quy chiếu là thị trường. Tôi cần không gian để sáng tác, không gian ấy không dành cho đông người.

Với tôi, năng lực phụ thuộc vào ý thức nhạc sĩ có đang làm nên sản phẩm giá trị hay không? Còn nhu cầu xuất hiện liên tục, sản phẩm rình rang tưởng như phản ánh năng lực nghệ sĩ nhưng thực chất xuất phát từ sự tự ti, sợ khán giả quên mình.

Người ta thường phải sống chết với âm nhạc. Tôi chỉ cần sống với âm nhạc thôi chứ không chết đâu. Tôi làm nhạc hồn nhiên lắm, không tính toán, đơn giản là làm nhạc thưởng thức, không quan tâm nhạc hot nhạc hit gì. Cuộc sống cũng như âm nhạc: tri túc tiện túc, biết đủ là đủ, vậy thôi.

Nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt

[external_footer]
See more articles in the category: Là ai

Leave a Reply