Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 là gì?

Or you want a quick look: Đưa mèo đi khám bệnh hay ra ngoài mua bao cao su có phải là nhu yếu phẩm thiết yếu không?

Hiện nay, tình hình dịch bệnh covid – 19 trên địa bàn các tỉnh đang có diễn biến phức tạp. Nhiều thôn, xã, phường, thị trấn, trên địa bàn các tỉnh đã phải thiết lập vùng cách ly y tế; giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ. Để chủ động thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch ; hạn chế nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng; thì theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 Thủ tướng Chính phủ người dân tại Thành phố HCM nói riêng và trên địa bàn các tỉnh nói chung chỉ được phép ra ngoài khi thực sự cần thiết ví vụ như: khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, mua các nhu yếu phẩm cần thiết,…

Vậy ở Thành phố Hồ Chí Minh đang có hai vấn đề thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng đó là: Một đôi nam nữ đưa mèo đi khám bệnh và người phụ nữ ra ngoài mua bao cao su. Thì liệu đây có phải Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 hay không? Hãy cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây nhé!

[external_link_head]

Căn cứ pháp luật

  • Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020

Nội dung tư vấn

Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

FMCG được hiểu là nhóm hàng tiêu dùng nhanh, bao gồm toàn bộ các sản phẩm gia dụng, thực phẩm, thực phẩm chức năng, sản phẩm chăm sóc cá nhân, vệ sinh, giặt ủi,… Có thể hiểu, hàng thiết yếu là tập hợp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người dùng và bao gồm cả nhóm hàng FMCG.

READ  ambidextrous

Đưa mèo đi khám bệnh hay ra ngoài mua bao cao su có phải là nhu yếu phẩm thiết yếu không?

Theo quan đểm của tôi, thì trường hợp đưa mèo đi khám bệnh là việc không cần thiết khi tình hình dịch bênh ở Thành phố Hồ Chí Minh đang rất phức tạp. Dịch vụ thú y là bình thường chứ đâu phải thiết yếu. Dịch vụ này không nằm trong danh mục thiết yếu. Dịch bệnh diễn biến phức tạp thì việc chống dịch là quan trọng nhất. Đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Long An đang quyết liệt triển khai các giải pháp phòng chống dịch; áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng với nhiều địa phương.

[external_link offset=1]

Bản thân mình cũng rất yêu động vật nên thấy xót xa trước câu chuyện đưa mèo đi chữa bệnh. Thế nhưng thời điểm này, việc chống dịch đáng lưu tâm hơn. Không thể vì bất kỳ lý do không chính đáng, không thuộc dịch vụ thiết yếu để ra đường vì có khả năng làm lây lan dịch bệnh”

Trường hợp người phụ nữ ra ngoài mua bao su có vi phạm theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ không? Theo tôi nghĩ BCS hay là que thử thai, thuốc tránh thai,.. là 1 trong những nhu yếu phẩm thiết yếu trong cuộc sống. Bởi đó cũng là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người nhất là trong thời kì giãn cách xã hội. Nó sẽ ảnh hưởng 1 phần tới đời sống chúng ta khi không được thỏa mãn nhu cầu thì sẽ nảy sinh nhiều vấn đề. Vì vậy, Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính Phủ không nếu rõ cụ thể bao gồm những gì,… nhưng chúng ta hãy thông cảm cho những người đứng đầu đang gồng mình chống dịch; hãy cùng ý thức chung tay đẩy lùi dịch bệnh.

Trên đây là ý kiến, quan điểm cá nhân của tôi, còn các bạn nghĩ sao về hành vi của hai trường này?

Xem thêm: Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007

Hướng dẫn các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được phép kinh doanh

Ngoài ra Sở Công Thương hướng dẫn các loại hình kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, thiết yếu được phép kinh doanh đối với các các khu vực phải thiết lập giãn cách xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

Đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi , tiện ích

Đối với các siêu thị, chợ dân sinh, các cửa hàng tiện lợi , tiện ích chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu gồm:

READ  Tổng hợp đầy đủ các điều kiện đi du lịch Hàn Quốc – BestPrice

          – Hàng thực phẩm tươi sống: thịt (các sản phẩm từ thịt); thủy sản (các sản phẩm từ thủy sản); rau, củ, quả (các sản phẩm từ rau, củ, quả); trái cây; trứng (các sản phẩm từ trứng);

         – Hàng công nghệ phẩm: Bánh, kẹo; muối; bột nêm; gia vị; nước mắm; đường; dầu thực vật; Sữa các loại; Mỳ gói các loại và một số mặt hàng lương thực, thực phẩm khác phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân; Nước uống, nước ngọt đóng chai, lon, thùng;

        – Lương thực: gạo tẻ, gạo nếp, vừng, đậu, ngô, khoai, sắn; bột, tinh bột (các sản phẩm từ bột, tỉnh bột);

        – Các nhu yếu phẩm cần thiết: Khẩu trang, sản phẩm dùng để tẩy rửa, tắm giặt, gội; nước kháng khuẩn, giấy vệ sinh.

 Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

  Các cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được phép hoạt động gồm:

– Siêu thị; chợ dân sinh; cửa hàng tiện lợi, tiện ích; cửa hàng tạp hóa; cửa hàng kinh doanh trái cây; chuỗi cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm (chỉ kinh doanh các mặt hàng thiết yếu);

       – Các cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh;

       – Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, gas khí đốt;

       – Các cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh: Thực hiện theo văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh.

       – Dịch vụ bưu chính, viễn thông, truyền hình;

       – Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan trực tiếp đến hoạt động ngân hàng, thanh toán điện tử;

       – Dịch vụ hỗ trợ vận chuyển;

       – Xuất, nhập khẩu hàng hóa;

       – Dịch vụ bảo vệ;

     – Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp;

       – Các cửa hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; – Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang.

      Khi thực hiện giao dịch các loại hình kinh doanh dịch vụ nêu trên cần hạn chế di chuyển, giao dịch trực tiếp, không tập trung đông người cùng một thời điểm; đồng thời, yêu cầu người dân đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2m, vệ sinh khử khuẩn… theo hướng dẫn của ngành y tế (riêng đối với các chợ dân sinh, siêu thị phải thực hiện phân luồng, hướng dẫn người dân di chuyển một chiều vào, một chiều ra khi mua sắm).

[external_link offset=2]
READ  Tất cả những gì bạn cần biết về thư giới thiệu LoR

Trên đây là bài viết tham khảo của Luật sư X về “Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 là gì“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Trốn cách lý y tế bị xử phạt như thế nào?

Mức xử phạt với trường hợp trốn tránh, gian dối, không tuân thủ cách ly y tế có thể lên tới 20 triệu đồng tùy trường hợp. Cách ly y tế là cách để bảo vệ cộng đồng, ngăn chặn bệnh tật cũng là điều mà pháp luật quy định. Vì vậy hãy tham gia cách ly khi có yêu cầu chính đáng từ phía cơ quan có thẩm quyền.

  Trên thực tế, những người trốn tránh cách ly tại Việt Nam vì nhiều lý do liên quan đến quyền lợi bản thân, sợ rời xa xã hội trong 14 ngày … nhưng không có mong muốn lan truyền dịch bệnh cho cộng đồng, vì vậy chế tài về cơ bản chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính.

Hành vi bị cấm trong phòng chống dịch?

Theo điều 8 luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007, các hành vi bị nghiêm cấm là:

Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Người mắc bệnh truyền nhiễm, người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.

Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm.

Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.

Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm.

Không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng; chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này.

Không chấp hành các biện pháp phòng; chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

[external_footer]
See more articles in the category: Wiki

Leave a Reply