Bài tiểu luận môn Tâm lý học đại cương | Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: 1. Là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức , là sự phản ánh tr ực tiếp các s ự vật , hiện tượng của hiện thực khách quan , thông qua các giác quan của con người .

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lời mở đầu tiểu luận tâm lý học đại cương
  • Bài tiểu luận về tâm lý học đại cương
  • Tiểu luận tâm lý học đại cương tình cảm
  • Tiêu luận Tâm lý học đại cương về ý chí
  • Bài thu hoạch môn tâm lý học đại cương
  • Hướng dẫn làm tiểu luận tâm lý học
  • Kết luận tiểu luận tâm lý học đại cương
  • Bài màu tiểu luận Tâm lý học đại cương
 
 
 
 
 
 
 
Bài tiểu luận môn: Tâm lý học đại cương

Bài tiểu luận môn: Tâm lý học đại cương

 

https://youtu.be/_ctAkALdU7c

 

Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan gắn liền với hoạt động thực tiễn .V.I.Lenin đã khái quát quá trình đó như sau : “ từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng , từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn , đó là con đường biện chứng để nhận thức chân lý , nhận thức thực tiễn khách quan “.Con đường nhận thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp , từ thấp đến cao , từ cụ thể đến trừu tượng , từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong , như sau :
Trực quan sinh động ( nhận thức cảm tính) :

1. Là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức , là sự phản ánh tr ực tiếp các s ự vật , hiện tượng của hiện thực khách quan , thông qua các giác quan của con người .

Đặc điểm :

• Nảy sinh khi hiện tượng khách quan tác động trực tiếp

• Phản ánh thuộc tính bề ngoài

• Phản ánh trực tiếp bằng giác quan

• Phản ánh những sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động

• Kết quả là hình ảnh trực quan cụ thể

• Có ở cả người và vật Giai đoạn này , nhận thức được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là :

• Cảm giác - Định nghĩa :là hình thức đầu tiên , đơn giản nhất của nhận thức cảm tính , là sự phản ánh những mặt , những thuộc tính riêng lẻ của sự vật , hiện tượng một cách trực tiếp .

- Nhóm cảm giác gắn với bộ máy phân tích tương ứng phụ trách : Cảm giác thị giác : là cảm giác nảy sinh do tác động của sóng ánh sáng phát ra từ sự vật . Cơ sở sinh lý của nó là hoạt động phân tích quang thị giác . Cảm giác thính giác : là loại cảm giác được nảy sinh nhờ sóng âm thanh tác động vào giác quan .Cơ sở sinh lý của nó là hoạt động phân tích thính giác . Cảm giác khứu giác : được nảy sinh do sự tác động của các chất , các khí , các hơi vào cơ quan phân tích tương ứng của con người . Cơ sở sinh lý là hoạt động của cơ quan phân tích khứu giác . Cảm giác vị giác : là cảm giác nảy sinh do các phần tử của các chất hòa tan trong nước bọt tác động lên cơ quan thụ cảm vị giác ở đầu lưỡi gây nên . Cơ sở sinh lý là phân tích vị giác . Cảm giác xúc giác : nảy sinh do kích thích cơ học và hóa học tác động lên da gây nên .Cảm giác xúc giác bao gồm cảm giác cơ học , cảm giác nhiệt , cảm giác đau , cảm giác tư thế vận động của cơ thể .

- Vai trò : Là mức độ nhận thức đầu tiên , có vai trò nhất định trong toàn bộ nhận thức và hoạt động sống của con người. Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh, nhờ đó mà có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường.  Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn. Giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.

Có thể nói, cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết , là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức . Lenin viết : “ Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan “.Cảm giác tạo ra các cảm giác riêng lẻ về đặc điểm của vật.Nếu dừng lại ở cảm giác thì con người mới hiểu được thuộc tính cụ thể , riêng lẻ của sự vật, chưa kết hợp thành cấu trúc trọn vẹn. Sản phẩm phản ánh mang tính chủ quan cao , các giác quan chưa có s ự kết hợp với nhau. Điều đó chưa đủ , bởi vì , muốn hiểu biết bản chất c ủa s ự vật phải n ắm được một cách tương đối trọn vẹn sự vật .
Vì vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn là tri giác.

• Tri giác :

- Tri giác là hình thức kế sau cảm giác.
- Tri giác là một quá trình nhận thức tức là nó có mở đầu , diễn biến , và kết thúc .

- Tri giác phản ánh trọn vẹn nghĩa là nó phản ánh sự vật hiện tượng trong một cấu trúc chỉnh thể. Tri giác đem lại cho ta những hình ảnh hoàn chỉnh về bên ngoài sự vật , hiện tượng khi sự vật hiện tượng trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta.

- Các loại tri giác : Tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng : Tri giác các thuộc tính trong không gian cho biết hình dáng , độ lớn , khối lượng , kích thước , khoảng cách của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan. Tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng : Tri giác thời gian cho biết tốc độ , nhịp độ, tính liên tục , độ kéo dài của các hiện tượng trong hiện thức khách quan. Tri giác tính kế tục của hiện tượng là biểu tượng về điểm kết thúc của hiện tượng này và sự tiếp nối một hoạt động khác. Tri giác độ kéo dài của hiệnt tượng là biểu tượng về thời điểm bắt đầu và kết thúc của hiện t ượng .Độ kéo dài của hiện tượng được tri giác khá chủ quan . Thường thì hoạt động phong phú đa dạng , tâm lý cảm xúc tích cực … con người có cảm giác thời gian ngắn lại.Nhưng khi hồi tưởng về quá khứ qui luật này ngược lại. Hiện tượng này gọi là ảo tưởng thời gian. Tri giác sự chuyển động của đối tượng : Tri giác vận động cho biết sự chuyển động của vật trong không gian và thời gian. Tri giác vận động phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trước hết là chính bản thân sự vật , phụ thuộc vào khả năng tri giác không gian và thời gian. Tri giác là quá trình nhận thức , phản ánh một cách trọn vẹn những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan của ta. Nhờ có cảm giác mà các thuộc tính riêng l ẻ của s ự vật ( màu sắc, âm thanh , hình dáng , bề mặt …) được phản ánh lên vỏ não . Thông tin sẽ được xử lý , phân tích , tổ chức , tổng hợp lại tại vỏ não , đem lại cho chúng ta một hình ảnh trọn vẹn , hoàn chỉnh về sự vật , hiện tượng. Ở mức độ cao hơn cảm giác , tri giác là một quá trình chủ động , có sự phân tích , tổng hợp , lựa chọn , diễn giải các thông tin kích thích , được các giác quan chuyển đến não bộ nhằm phản ánh sự vật hiện tượng một cách tổng thể , trọn vẹn .Tri giác mang lại tính “có ý nghĩa” cho các thông tin cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đ ủ hơn , phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó , nhận thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng , và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con người .Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn .

Trí nhớ :

2. Định nghĩa :

• là quá trình tâm lý có liên quan chặt chẽ với toàn bộ đời sống tâm lý con người.Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng , bao gồm sự ghi nhớ , gìn giữ và tái tạo ở trong óc cái mà con người đã trải nghiệm trước đây. Các quá trình của trí nhớ :

• Quá trình ghi nhớ : là quá trình chuyển thông tin từ ngoài vào trong.

• Quá trình gìn giữ : là giai đoạn củng cố vững chắc các dấu hiệu đã đ ược hình thành trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.

• Quá trình tái hiện : là giai đoạn con người làm sống l ại các s ự vật hi ện tượng đã được ghi nhớ trước kia . Đối với quá trình nhận thức , trí nhớ đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức .Không có trí nhớ , chúng ta sẽ không hiểu được hiện tại , ngôn ngữ , tưởng tượng , cũng như không có các phát minh , không có sự tiến bộ của loài người . Trí nhớ có chức năng lưu giữ và tái tạo thông tin hoặc dữ liệu đã được lĩnh hội ở các giác quan và não người .Không có trí nhớ ,não người không thể hoàn thành bất cứ việc học nào vì nó sẽ chứa đựng mớ hỗn độn các thông tin và dữ liệu đã biết. Tư duy trừu tượng ( hay nhận thức lý tính )

READ  Tiểu luận Nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn sự vận dụng vào lĩnh vực thẩm định, ra quyết định đầu tư dự án |Traloitructuyen.com


3. Là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng , khái quát sự vật.


Quá trình nhận thức cảm tính cho phép con người và con vật thích nghi với thế giới. Con người cần đạt tới bậc nhận thức cao hơn . Quá trình đó được gọi là t ư duy, tưởng tượng . Nếu cảm giác và tri giác chỉ phản ánh những đặc điểm bên ngoài , những mối liên hệ bên ngoài của sự vật hiện tượng. Nhận thức cảm tính cung c ấp những hiểu biết ban đầu về đối tượng nhận thức, nhưng những hiểu biết đó mới chỉ dừng lại ở những nét bên ngoài của đối tượng. Từ những tri giác trực quan, cảm tính bên ngoài đó, người ta chưa thể phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản chất , cái tất nhiên và ngẫu nhiên, tính phổ biến và cá biệt. Hơn nữa, nhận thức cảm tính luôn có giới hạn nhất định, vì sự hoạt động của các giác quan nhận biết không thể lan rộng ra ngoài ngưỡng của cảm giác. Tư duy trừu tượng sẽ có nhiệm vụ nắm bắt bản chất của đối tượng trong tính tất yếu và tính quy luật của nó. Đặc điểm :

• Nảy sinh khi gặp hoàn cảnh có vấn đề.

Hoàn cảnh có vấn đề là hoàn cảnh trong đó chứa đựng những yếu tố mới mà - con người ta chưa biết hoặc mâu thuẫn với cái đã biết mà con người chưa giải quyết được . Giải quyết được hết tình huống này đến tình huống khác sẽ có được nhiều kinh nghiệm , phát triển được khả năng đặc biệt – tư duy sáng tạo Đặc điểm của tình huống có vấn đề: Mang tính chủ thể cao: với người này là tình huống có vấn đề, nhưng với - người khác không phải là tình huống có vấn đề, nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của mỗi người. Là một trạng thái “úp – mở”, nghĩa là chứa đựng cả những dữ liệu trước đó và - những dữ liệu chưa có. Trong quá trình giải quyết vấn đề, vấn đề có thể được giải quyết và vấn đề - mới có thể nảy sinh. Vì vậy hoàn cảnh có vấn đề vừa là đ ộng l ực và v ừa là nguyên nhân của tư duy trong tình huống và hoàn cảnh mới.

• Phản ánh thuộc tính bên trong, bản chất của đối tượng.

• Phản ánh gián tiếp bằng ngôn ngữ, hình ảnh. Phản ánh gián tiếp là phản ánh sự vật hiện tượng này phải thông qua dấu - hiệu , hoặc công cụ trung gian khác. Những thuộc tính , những sự vật này để biết được những thuộc tính của sự vật khác, tức là phải thông qua dấu hiệu trung gian. Tư duy, tưởng tượng là cái nội dung , cái ý c ủa ngôn ngữ và hình ảnh , nó là mặt bên trong của ngôn ngữ, hình ảnh .Quan hệ giữa tư duy , tưởng tượng và ngôn ngữ, hình ảnh chính là quan hệ giữa nội dung và hình thức. Tư duy, tưởng tượng là nội dung còn ngôn ngữ, hình ảnh là hình thức .

• Phản ánh sinh vật, hiện tượng không còn ( tư duy ) hoặc chưa tác động ( tưởng tượng ).

• Kết quả là khái niệm, phán đoán, suy lý, biểu tượng.

• Chỉ có ở con người. Hình thức nhận thức lý tính

• Tư duy : Định nghĩa : Tư duy là một quá trình tâm lý nhận thức phản ánh những thuộc - tính bản chất , những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật hiện tượng mà con người ta chưa biết. Các thành tố của tư duy : - Khái niệm : là hình thức cơ bản nhất của tư duy trừu tượng ,phản ánh những  đặc tính bản chất của sự vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát , tổng hợp biện chứng các đặc điểm , thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy , các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan , vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau , vừa thường xuyên vận động và phát triển . Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì , nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học . Định đề : là sự liên kết các khái niệm tạo thành một mệnh đề có cấu trúc ngôn  ngữ chặt chẽ nhằm khẳng định hay phủ định một thuộc tính , mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Quá trình tư duy luôn là quá trình xây dựng , thiết kế , tạo ra các định đề nhằm gắn kết các khái niệm hoặc chỉ ra mối quan hệ giữa các thuộc tính của khái niệm .

Biểu tượng : là phác họa tâm trí về sự vật hiện tượng . Nhờ những biểu tượng đó mà khi sự vật hiện tượng không còn tác động trực tiếp đến chúng ra, chúng ta vẫn có thể tư duy về sự vật hiện tượng đó. Biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tư duy. Con người sử dụng các hình ảnh này đ ể hiểu các chỉ dẫn bằng lời bằng cách chuyển các từ ngữ sang hình ảnh tâm trí của hoạt động . Hình ảnh biểu tượng làm tăng động cơ vì cho phép hình dung ra được thành quả lao động , duy trì và tăng tâm thế hoạt động bằng cách mường tượng các hình ảnh hoặc sự kiện tích cực.
• Tưởng tượng :

- Định nghĩa : Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có. Công cụ của tư duy và tưởng tượng : là ngôn ngữ .
• Ngôn ngữ : là quá trình con người sử dụng hệ thống các kí hiệu đặc biệt (từ) được sắp xếp theo nguyên tắc nhất định (cú pháp ) trong lao đ ộng và cuộc sống. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ cho tư duy.Ngôn ngữ là một trong hai yếu tố tạo nên ý thức của con người.Ngôn ngữ làm cho quá trình tri giác diễn ra nhanh chóng hơn , nội dung được phản ánh đầy đủ hơn , rõ ràng hơn, chính xác hơn.Ngôn ngữ là một phương tiện để ghi nhớ , là một hình thức tổ chức để lưu trữ lại những kết quả của sự ghi nhớ.Ngôn ngữ được dùng làm công cụ và phương tiện của tư duy.

Ngôn ngữ là phương tiện để hình thành các biểu đạt và duy trì những hình ảnh của tưởng tượng . Tóm lại ,nhận thức cảm tính và lý tính có cùng chung đối tượng phản ánh, đó là các sự vật; cùng chung chủ thể phản ánh, đó là con người và cùng do thực tiễn quy định.Đây là hai giai đoạn hợp thành quá trình nhận thức.Do vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biểu hiện: nhận thức cảm tính là giai đoạn thấp nhất , phản ánh khách thể một cách trực tiếp , đem lại những tri thức cảm tính . Ngược l ại , nhận thức lý tính là giai đoạn cao , phản ánh khách thể một cách gián tiếp , khái quát đem lại những tri thức về bản chất và quy luật của khách thể. Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn của một quá trình nhận thức , dựa trên cơ sở thực tiễn và hoạt động thần kinh cao cấp. Giữa chúng có sự tác động qua lại : nhận thức cảm tính cung cấp tài liệu cho nhận thức lý tính , nhận thức lý tính tác động trở lại nhận thức cảm tính làm cho nó chính xác hơn , nhạy bén hơn. Thực tiễn ( hoạt động thực tiễn) 4. Định nghĩa :

• Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người khi tác động vào hiện thực khách quan , nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể ) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới , cả về phía con người . Quá trình của hoạt động :

• Chủ thể hóa : là quá trình con người tác động vào thế giới khách quan để tách những thuộc tính , những đặc điểm của sự vật hiện tượng và tách những năng lực của loài người , kinh nghiệm xã hội lịch sử “nằm “ trong thế giới khách quan ấy để chuyển vào não người, làm con người tăng thêm vốn kinh nghiệm , vốn sống , vốn tri thức và để phát triển đời sống tâm lý của chính mình. • Khách thể hóa : là quá trình con người sử dụng năng lực trí tuệ và cơ bắp để tác động vào thế giới khách quan , biến đổi thế giới khách quan , tạo ra sản phẩm . Hai quá trình này luôn diễn ra trong hoạt động của chủ thể làm cho chủ thể vừa cải tạo được thế giới khách quan vừa phát triển được bản thân mình . Cấu trúc của hoạt động :

• Đối tượng , khách thể trong hiện thực xung quanh được ý thức của chủ thể coi là đáp ứng nhu cầu của mình sẽ trở thành có ý nghĩa đối với họ và trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động . Khi nhu cầu gặp đối tượng thỏa mãn thì tr ở thành động cơ .Hoạt động là quá trình hiện thực hóa động cơ . Động cơ có thể coi là mục đích chung , mục đích cuối cùng của hoạt động .Quá trình thực hiện mục đích bộ phận được gọi là hành động . Hành động cũng chính là sự cụ thể hóa của hoạt động , là yếu tố cấu thành nên hoạt động, Hoạt động chỉ tồn tại trong hành động hoặc một chuỗi hành động . Hành động lại bao gồm chuỗi thao tác, là sự tiêu hao năng lượng nhỏ hơn nhưng không có mục đích riêng. Thao tác là đơn vị nhỏ nhất xét trên phương diện tâm lý học , nó không có mục đích riêng mà thực hiên theo mục đích của hành động .

READ  Tiểu Luận Ngành Du Lịch chọn lọc

• Mục đích chỉ thực hiện được khi chủ thể có phương tiên và trong những điều kiện nhất định. Phương tiện quy định cách thức thực hiện , cách thức này là thao tác . Phương tiên có ảnh hưởng lớn đến động cơ và mục đích , đặc biệt nó quy định thao tác cấu thành nên hành động . Tóm lại ,tư duy và tưởng tượng liên kết hữu cơ với hoạt động thực tiễn .Tư duy, tưởng tượng chỉ đạo định hướng cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả. Mặt khác chính hoạt động thực tiễn lại kiểm nghiệm lại tính xác thực và chính xác của tư duy. Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn lý tính thì con người chỉ có được những tri thức về đối tượng . Còn bản thân tri thức đó có chân thực hay không thì chưa khẳng định được . Muốn khẳng định nhận thức phải trở về thực tiễn dùng thực tiễn làm tiêu chuẩn. Thực tiễn cần có lý luận soi đường , dẫn dắt chỉ đạo để không phải mò mẫm một cách mù quáng .

Còn lý luận phải dựa trên cơ sở thực tiễn , phải xuất phát từ thực tiễn , liên hệ với thực tiễn , phục vụ cho hoạt động thực tiễn .Thực tiễn phong phú luôn vận động và phát triển không ngừng với những mâu thuẫn vốn có c ủa nó , điều đó đòi hỏi thực tiễn phải thường xuyên được tổng kết một cách kịp thời đ ể bổ sung cho lý luận , để lý luận thực sự đóng vai trò là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả hơn.mVí dụ : Khi nhìn thấy một người học sinh mắt lấm lép nhìn giáo viên trong giờ thi , người giáo viên dựa vào kinh nghiệm nhiều năm dạy học đưa ra dự đoán là học sinh đang quay bài , và người giáo viên sẽ tr ực tiếp xuống k ểm tra đ ể xem dự đoán có đúng hay không. Hồ Chủ Tịch có nói : “ Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Mac – Lenin.mThực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì trở thành thực tiễn mù quáng , lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông “.

Bài tiểu luận "Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất hiện tượng tâm lý con người"

  1. PHẦN MỞ BÀI

Thế giới tâm lí con người vô cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi người quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển không ngừng, ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Con người là một thực thể sinh vật, xã hội và tâm lí. Vì thế nghiên cứu tâm lí con người cần phải tìm hiểu cơ sở tự nhiên, cơ sở xã hội và bản chất các hiện tượng tâm lí người. Bài viết sau xin đi sâu làm rõ vấn đề: “Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất hiện tượng tâm lí con người”.

  1. PHẦN NỘI DUNG
  2. Một số khái niệm cơ bản

1.Định nghĩa bản chất

Bản chất là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật.

2.Định nghĩa hiện tượng tâm lí

Trong cuộc sống đời thường, chữ tâm thường được dùng ghép với các từ khác tạo thành các cụm từ “tâm đắc, “tâm tình”, “tâm trạng”.... được hiểu là lòng người, thiên về mặt tình cảm. Theo từ điển Tiếng Việt (1988)tâm lí là ý nghĩ, tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người. Trong tâm lí học: Tâm lí bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hoạt động, hành động của con người.

Hiện tượng tâm lí là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt đọng thần kinh và hoạt đọng nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội.

  1. Bản chất hiện tượng tâm lí con người theo quan điểm của chủ nghĩa  duy vật biện chứng

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì thì tâm lí con người được hiểu như sau: “Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não, mang tính chủ thể và có bản chất xã hội- lịch sử.Trong khẳng định trên cần làm rõ ba khía cạnh sau:

1.Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan của não

Tâm lí chính là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.Muốn có tâm lí con người cần có hai yếu tố tác động đồng thời đó là hiện thực khách quan và hoạt đọng bình thường của não bộ con người. Thiếu một trong hai nhân tố không thể có được tâm lí.Tâm lí con người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phỉ não tiết ra như gan mật tiết ra mật mà tâm lí con người là sự phản ánh hiện thực khách quan.

Não là cơ sở vật chất, là nơi nảy sinh, tồn tại của tâm lí. Não được hình thành và phát triển là kết quả của một quá trình vận động, biến hóa lâu dài của vật chất. Tâm lí chính là kết quả sự tiến hóa, phát triển lâu dài của bản thân thế giới vật chất. Thế giới vật chất đã trải qua ba thời kì phản ánh: phản ánh vật lí (khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình nảh của mình qua gương); phản ánh sinh lí (hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc); phản ánh tâm lí (Trong một lần đi chơi ta quen được một người và có ấn tượng tốt về người đó, một thời gian sau gặp lại ta bắt gặp một hành động không hay của người đó thì thoạt tiên chúng ta sẽ không tin người đó có thể hành đọng như vậy và suy nghĩ nhiều lí do để biện minh cho hành đọng đó. Do đó có thể nói, kết quả của lần phản ánh trước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lần phản ánh sau).

Không phải tự nhiên có các hiện tượng tâm lí hay tâm lí do trời ban cho mà nó là kết quả của sự phát triển của vật chất từ vô cơ đến hữu cơ, từ chỗ không có sự sống đến chỗ có sự sống, từ chỗ sự sống chưa có tâm lí đến chỗ có mầm mống của tâm lí. Sự sống có tâm lí từ khi vật chất phát triển đến lúc có các tế bào thần kinh hợp lại thành hệ thống tương đối chặt chẽ. Tâm lí lúc đầu có ở động vật. Khi có con người thì xuất hiện tâm lí con người. Tâm lí con người khác về chất so với tâm lí động vật vì con người có ý thức, có ngôn ngũ và có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa....Tâm lí là kết quả của sự phát triển lâu dài của vật chất.Không có não hoạt động thì không có tâm lý. Nhưng có não không thôi thì chưa đủ mà phải có hiện thực khách quan tác động vào não.Hiện thực khách quan đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm lí. Chủ nghĩa duy vật khẳng định rằng thực tại khách quan là tất cả những gi tồn tại ngoài ý thức của chúng ta. Thực tại khách quan tác động vào giác quan của ta và não ta tạo ra tâm lí và ý thức. Chẳng hạn nhìn một bức tranh xong, nhắm mắt lại có thể hình dung được màu sắc, cảnh vật vẽ tong bức tranh. Nghe xong một bài hát trong đầu ta còn văng vẳng lời ca, nhạc điệu của bài hát ấy. Cầm một hòn bi (không nhìn hòn bi ấy) xong rồi cât bi đi có thể mô tả được hình dáng, trọng lượng hòn bi. Tâm lí của mỗi người phản ánh thực tại khách quan thông qua vốn kinh nghiệm của riêng người đó. Hai người cùng xem một sự vật, họ đều giữ lại hình ảnh sự vật trong não. Hai hình ảnh của cùng một sự vật ở trong hai bộ não có những nét khác nhau.Hay như ta thường nó là mỗi người phản áh thực tại khách quan thông qua  lăng kính chủ quan của mình: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. ( Nguyễn Du)

Phản ánh tâm lí là hình thức phản náh đặc biệt và chỉ những sinh vật có hệ thần kinh mới, có não mới có phản ánh tâm lí. Não người là tổ chức cao nhất của vật chất có cấu tạo tinh vi và hoàn thiện nhất. Trong quá trình sống và hoạt động của con người, các sự vật hiện tượng trong thế giới xung quanh tác động vào con người được hệ thần kinh, được não tiếp nhận và nhờ hoạt động phân tích, tổng hợp của não mà xuất hiện những hình ảnh tâm lí về thế giới khách quan.

Như vậy, tâm lí là hình ảnh về thực tại khách quan trong não bộ. Không có não hoạt đọng thì không có tâm lí. Mặt khác, không có hiện tượng khách quan tác động vào não thì thì cũng không có hiện tượng tâm lí.

2.Tâm lí mang tính chủ thể

Ví dụ: Hai điều tra viên cùng tham gia khám nghiệm hiện trường nhưng do trình độ nhận thức, chuyên môn... khác nhau nên kết quả điều tra khác nhau. Hoặc ví dụ: Con gái yêu bằng tai, con trai yêu bằng mắt.

Nguyên nhân là do: 

+ Mỗi người có đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.

+ Mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau.

READ  Tiểu luận Luật dân sự- Giao kết hợp đồng dân sự - Traloitructuyen

+ Đặc biệt là mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhau trong cuộc sống dẫn đến tâm lí của người này khác với tâm lí của người kia.

Tuy nhiên không phải cứ hiện thực khách quan trực tiếp tác động đến não là có hình ảnh tâm lí. Muốn có hình ảnh tâm lí thì điều kiện đủ là phải thông qua con đường hoạt động và giao tiếp.

Tâm lí là sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh này không đơn giản, thụ động, khô cứng như phản ánh của chiếc máy chụp ảnh hay chiếc gương. Hình ảnh tâm lí về hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội tâm, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của  người[phản ánh (chủ thể). Nói cách khác, tâm lí là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan; hình ảnh tâm lí không những phụ thuộc vào bản thân hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc vào đặc điểm của người phản ánh. Đó chính là tính chủ thể của phản ánh tâm lí.

Tính chủ thể của tâm lí thể hiện ở như sau:

Cùng một sự vật hiện tượng tác động vào những người khác nhau sẽ cho những hình ảnh tâm lí khác nhau về mức độ, sắc thái. Ví dụ như hai bạn cùng ngồi nghe giảng nhưng có bạn khen giáo viên dạy rất hay nhưng có bạn nghe không thích lại nói giáo viên dạy rất nhàm chán.

Cùng một sự vật hiện tượng tác động vào cùng một con người nhưng vào những thời điểm khác nhau, trong những thời điểm khác nhau có thể cho những hình ảnh tâm lí khác nhau.Chẳng hạn vào mùa hè, bạn đi học về gặp trời mưa. Bình thường bạn thấy rất sung sướng vì được tắm mưa. Nhưng hôm nay, bạn bị ốm và bạn cảm thấy rất khó chịu vì cơn mưa đó.

Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất và thông qua các mức độ, sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với hiện thực. Ví dụ như bạn đi học về, con chó nhà bạn chạy ra quấn quýt lấy bạn. Bình thường, bạn cảm thấy dễ chịu về sự quấn quýt đó và sẽ ngồi vuốt ve nó. Nhưng hôm nay bị điểm kém, bạn thấy chán và bạn cảm thấy bực mình về sự quấn quýt đó.Bạn đã đá con chó đó một phát thật đau.

Do tâm lí mang tính chủ thể nên mỗi người luôn có những nét riêng giúp ta phân biệt người này với người kia. Trong đời sống và hoạt động giao tiếp chúng ta cần biết tôn trọng cái rieeng của người khác, không thể đòi hỏi họ suy nghĩ, mong muốn hành đọng như mình. Mặt khác cách ứng xử tiếp cận cũng cần được phân hóa cho phù hợp với đối tượng.Trong hoạt động điều tra, khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên cần nghiên cứu kĩ tâm lí bị can từ đó mà  đưa ra phương pháp, chiến thuật xét hỏi hợp lí, không thể máy móc áp dụng một phương pháp, một chiến thuật nào đó cho tất cả các bị can.

3.Tâm lí con người mang bản chất xã hội lịch sử

Tâm lí con người khác xa với tâm lí của một số loài động vật bậc cao ở chỗ, tâm lí con người có bản chất xã hội và tính lịch sử.

Tâm lí con người mang bản chất xã hội.

Tâm lí có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội. Nguồn gốc của tâm lí là thế giới khách quan, nội dung của tâm lí chính là tổng hòa các mối quan hệ xã hội....Theo C.Mác bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”, chính các mối quan hệ xã hội đã quyết dịnh bản chất tâm lí con người. Con người bao giờ cũng phải sống trong xã hội nhất định, không có con người nào tồn tại ngoài xã hội và tách khỏi kiện sống của xã hội. Sự tồn tại và phát triển của tâm lí luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội. Ví dụ: “Rochom P’ngieng mất tích năm 1989 khi đi chăn trâu. Sau 18 năm, Rochom được tìm thấy khi trên người không mặc quần áo và di chuyển như một con khỉ nói chuyện hay giao tiếp mà chỉ phát ra những tiếng gừ gừ, những âm thanh vô nghĩa, không thể hòa nhập vào cuộc sống con người. Từ đó có thể thấy tâm lí người chỉ hình thành khi có điều kiện cần và đủ là sự tác động của hiện thực khách quan lên não người bình thường và phải có hoạt động và giao tiếp.

Tâm lí con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, những người không được sống trong xã hội loài người sẽ không có tâm lí người(những trường hỡp trẻ bị sói, trâu rừng nuôi đã phát hiện ra trên thế giới). tâm lí con người chịu sự quy định của các quan hệ xã hội mà họ tham gia. Mỗi cá nhân tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội khác nhau, có các hoạt động và giao tiếp khác nhau. Các quan hệ xã hội mà cá nhân tham gia luôn để lại những dấu ấn nhất định trong tâm lí của họ.Trong quá trình phát triển xã hội lịch sử, loài người đã tích lũy được vô vàn kinh nghiệm và tri thức về mọi mặt của cuộc sống và truyền đạt lại cho từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cá nhân nắm kinh nghiệm và tri thức chung của loài người biến nó thành kinh nghiệm của mình tức là tạo nên tâm lí cá nhân. Chẳng hạn, các hoạt động nghề nghiệp khác nhau luôn tạo ra những phong cách khác nhau trong hành vi của mỗi người. Nếu bạn làm kinh doanh, hẳn bạn sẽ chịu ảnh hưởng của hoạt động này mà có phong cách năng động, thực tế. Còn nếu bạn là nghệ sĩ, bạn sẽ có phong cách lãng mạn, bay bổng. Như vậy, phụ thuộc vào các quan hệ xã hội khác nhau mà tâm lí của mỗi cá nhân có nội dung khác nhau.

Tâm lí con người mang tính lịch sử, nghĩa là nó luôn vận động, biến đổi.Ví dụ: Trước đây thì xã hội rất định kiến về việc có thai trước khi cưới nhưng bây giờ xã hội biến đổi, sống phóng túng hơn nên con người xem vấn đề đó là bình thường. . Như ngay nay người ta “ đổ xô” đi thi hoa hậu. Có quá nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức thì tất nhiên sẽ phải cần nhiều người đi thi, theo xu thế ngày nay là muốn tôn vinh cái đẹp. Nên thi hoa hậu đã trở thành một công nghệ lôi cuốn mọi ngươi và nuôi sống cả xã hội mà thí sinh dự thi không chỉ có nữ mà con còn có cả nam( lĩnh vực trước nay chỉ có nữ) cho thấy tâm lí của họ bị ãnh hưởng nhiều của tâmlí cộng đồng.  Thế giới xung quanh vận động, phát triển không ngừng. Tâm lí con người là sự phản ánh thế giới xung quanh, cũng không ngừng vận động và phát triển. Khi chuyển qua một thời kì lịch sử khác, những biến đổi trong xã hội sớm muộn sẽ dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, tình cảm, ý chí, nếp nghĩ, lối sống, ...của con người. Ví dụ ở nước ta trước  đây trong thời kì bao cấp, những ngườ giàu có nhiều tiền, kể cảbằng con đường lao động chân chính, thường ngại những người xung quanh biết là họ giàu, nhiều tiền của. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, tâm lí đó cũng thay đổi: sự giàu có trở thành niêm tự hào, niềm kiêu  hãnh và ngươi ta còn tìm cách chứng minh sự giàu có của mình bằng cách xây dựng nhà cao, to, lộng lẫy mua sắm nhiều đò dùng tiện nghi đắt tiền.

Như vậy, tâm lí con người có nguồn gốc xã hội vì thế muốn hiểu tâm lí con người và cải tạo giáo dục con người thì phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội mà người đó sống và hoạt động-.Cần chú ý nghiên cứu sát đối tượng, chú ý đặc điểm riêng của từng cá nhân.Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao tiếp để nghiên cứu sự hình thành và phát triển tâm lí con người.Chú ý giáo dục thể chất, phát triển não bộ và các giác quan.Nhìn nhận học sinh theo quan điểm phát triển, tôn trọng đặc điểm lứa tuổi. Tôn trọng ý kiến, quan điểm của từng chủ thể.Khi nghiên cứu cần xem xét sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng trong từng giai đoạn lịch sử.

  1. Phần kết bài

Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xa hội, các quan hệ xã hội trong đó con người sôntg1nvà hoạt động. Cần phỉa tổ chức có hiệu quả các hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở tửng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người.

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Lời mở đầu tiểu luận tâm lý học đại cương
  • Bài tiểu luận về tâm lý học đại cương
  • Tiểu luận tâm lý học đại cương tình cảm
  • Tiêu luận Tâm lý học đại cương về ý chí
  • Bài thu hoạch môn tâm lý học đại cương
  • Hướng dẫn làm tiểu luận tâm lý học
  • Kết luận tiểu luận tâm lý học đại cương
  • Bài màu tiểu luận Tâm lý học đại cương
See more articles in the category: Tiểu luận