Nhân sinh quan Phật giáo và những vấn nạn của xã hội đương thời

Or you want a quick look:

                                                  TT.TS. Thích Viên Trí

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM

[external_link_head]

Dẫn nhập

Khổ đau và hạnh phúc là hai phạm trù mà con người luôn cảm nghiệm trong đời sống hằng ngày. Dường như rằng khi đón nhận hạnh phúc, đa phần người ta[2] ít suy nghĩ vì sao mình được hạnh phúc mà chỉ việc hưởng thụ. Tuy nhiên, khi đón nhận khổ đau con người lại lại luôn đắn đo, trăn trở lý do tại sao họ phải khổ đau, khổ đau đau ấy từ đâu… Từ đây, vô số lập luận được vin vào để làm giảm thiểu nổi khổ tâm lý để tồn tại. Theo giáo lý Phật giáo, mọi hình thái khổ đau (sự thật về khổ hay khổ đế) của con người từ xưa đến nay không phải thần thánh tạo, không phải do định mệnh, không do bất cứ ngoại lực nào chi phối, mà bắt nguồn từ lòng tham lam, khát ái của chính con người. Quan điểm này được đức Phật tuyên bố trong chân lý thứ hai (tập đế hay nguyên nhân của khổ) của giáo lý Tứ Diệu Đế: nguyên nhân chính của khổ đau chính là lòng khát ái, tham dục của con người (Tanha)[3]. Theo chúng tôi, lời dạy này vẫn còn giá trị nguyên vẹn khi đối chiếu với khổ đau mà mỗi chúng ta đang phải cảm nghiệm. Hơn thế nữa, với những gì đã và đang xảy ra cho con người và thế giới tự nhiên, có lẽ cũng xứng đáng để chúng ta dành ít thời gian kiểm chứng những lời dạy này của đức Phật qua những vấn nạn mà nhân loại ngày nay đang đối mặt.

  1. Những vấn nạn của xã hội đương thời

Rõ ràng, thế giới đương thời đang đối diện với nhiều sự khủng hoảng. Cơn sóng khủng hoảng này, vốn khởi sinh từ lòng tham vô đáy của con người, đang lan tràn khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống, từ thành thị đến thôn quê, từ những xứ sở văn minh, giàu có đến các vùng đất lạc hậu, nghèo nàn. Cuộc khủng hoảng này rất đa dạng và phức tạp, đang biến chuyển theo thời gian, không gian, địa dư, văn hóa… Nói theo ngôn ngữ của Antonio Gutters, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, [4] “…những người Phật tử và không phải Phật tử có thể quán chiếu về cuộc đời của Ngài và rút ra nguồn cảm hứng từ những lời dạy của Ngài. Sinh ra là một hoàng tử, người đã vượt lên trên lợi ích cá nhân và đi vào cuộc đời để giúp đời thêm vui bớt khổ. Những lời dạy giá trị của Ngài dựa trên tinh thần từ bi và trí tuệ. Và như vậy, bức thông điệp của Ngài có liên quan mật thiết đến việc phục vụ nhân sinh. Thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức, từ xung đột tới sự biến đổi khí hậu, từ thành kiến tới việc gia tăng bất bình đẳng. Chúng ta biết mọi người đang hướng về nội tâm, và một cuộc khủng hoảng đoàn kết đang hàn gắn lại. Phật pháp có thể truyền cảm hứng cho chúng ta trở thành các công nhân toàn cầu.

  1. Nguyên nhân của những vấn nạn

Trong nhãn quan của các triết gia, đây là cuộc “khủng hoảng văn hóa, tức là khủng hoảng lý tưởng sống, bắt nguồn từ truyền thống Do Thái giáo thuộc Tây Nam châu Á và Thiên Chúa giáo, sau đó lan tràn khắp nơi[5]. Có nơi người ta lại nói về “cuộc khủng hoảng đạo đức, luân lý” khi mà những tiêu chuẩn sống được đặt trên bàn cân của suy tư vật chất, thực dụng. Các nhà tâm lý học thì cho rằng cuộc khủng hoảng này phát sinh từ cái gọi là “malaise, ennui, mal du siècle – phiền muộn, bực dọc, bệnh thế kỷ. Đó là ‘sự tê liệt hóa cuộc sống, sự máy móc hóa con người, sự cách ly khỏi chính mình, đồng loại và thiên nhiên’[6]. Có nơi cuộc khủng hoảng môi trường là chủ đề chính, khi thời tiết, khí hậu mỗi ngày khắc nghiệt, mưa không thuận, gió không hòa. Đặc biệt, cơn khủng hoảng đang ám ảnh cuộc sống của nhân loại là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh toàn cầu, đã và đang làm xáo trộn cuộc sống của mọi tầng lớp người trong xã hội… Trong nỗ lực tìm kiếm lộ trình phương cách để giải quyết những vấn nạn mang tính toàn cầu này, nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều tổ chức được hình thành, rất nhiều giải pháp có giá trị đã được đề xuất theo từng quan điểm và lập trường mà cá nhân xuất phát. 

  1. Nguồn gốc của vấn nạn

Như đã đề cập ở trên, trong cái nhìn Phật học, những vấn nạn hiện nay đều khởi sinh từ một nguyên nhân chính: đó lòng tham quá độ, thiếu lòng bác ái và vị tha của con người. Lý do cho lập luận trên có thể được hiểu như sau: Khủng hoảng niềm tin bởi vì phần lớn con người thời nay có khuynh hướng nặng về vật chất, hưởng thụ, mất lòng tin vào đời sống tâm linh, tôn giáo, không tin đạo lý nhân quả. Khủng hoảng đạo đức bởi lẽ ý tưởng thực dụng đang ăn mòn những giá trị nhân văn, cơn khát thỏa mãn cảm xúc đang đốt cháy những giá trị văn hóa tinh thần. Khủng hoảng môi trường vì thế giới thiên nhiên bị lạm dụng, khai thác một cách không thương tiếc để phục vụ cho cơn đói dục vọng, cảm xúc của con người. Khủng hoảng tài chánh bởi lẽ lòng tham đang biến con người trở thành nô lệ cho khát ái của chính mình; cụ thể tham nhũng, hối lộ, móc ngoặt, biến chất, bất chấp hậu quả đều là hệ quả của lòng tham vô đáy nầy. Phần lớn con người thời nay đang bị đắm chìm trong ý niệm “sở hữu thay vì hiện hữu”. Có thể thấy rằng những khuynh hướng sống lệch lạc trên là biểu hiện của cực đoan “hưởng thụ dục lạc”, vốn có nguồn gốc từ triết lý đoạn diệt.[7] Như thế, nguyên nhân của mọi khủng hoảng hiện nay rõ ràng đều có gốc rễ từ lòng tham dục của con người và hậu quả của nó đã đưa nhân loại chìm sâu trong thế giới chiến tranh, nghèo đói, trộm cắp, bão lụt, thiên tai…

Theo quan điểm Phật giáo, ái dục hay lòng tham của con người bao gồm trong ba loại: (a) dục ái hay khát ái (kàmmatanhà); (b) hữu ái (bhavatanhà)và (c) vô hữu ái (vibhavatanhà). Dục ái hay khát ái (kammatanha) là lòng  đam mê, sự thèm khát nhục dục. Lòng dục này là động cơ chính đưa đến việc con người tàn sát mọi loài sanh vật, khai thác quá độ thế giới tự nhiên để thỏa mãn cơn đói cảm xúc mà hệ quả là thiên tai, hạn hán, bảo lũ, sóng thần…mà cả thế giới đang phải đối mặt. Hữu ái (bhavatanha) là thèm khát sự hiện hữu, sống lâu, sự trở thành, sự nổi tiếng. Nó là nguồn gốc của mọi hình thức đấu tranh, chiến tranh để dành địa vị, danh vọng, của cải vật chất, tín đồ… Giết người, trộm cướp, tàn hại lẫn nhau… đều là sản phẩm của loại dục vọng này. Vô hữu ái (vibhavatanhà) nghĩa là chán ghét sự hiện hữu, chán ghét cuộc sống, thèm khát sự tự hủy diệt[8][9]. Rõ ràng, ba loại khát ái (tanha) này đã tạo nên một thế giới đầy khổ đau và biến động như hiện nay. Vì vậy, theo Phật giáo, nếu muốn có cuộc sống, an bình, hạnh phúc thật sự thì con người cần phải làm chủ dục vọng (tanha), hạn chế lòng dục, kiềm chế lòng dục, và cuối cùng phải đoạn trừ lòng dục.

  1. Những phẩm cần thiết để chuyển hóa vấn nạn
READ  Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam |Traloitructuyen.com

Những người theo trường phái hưởng thụ, thực dụng chắn hẳn sẽ không đồng ý với kết luận trên, vì theo họ, sống là phải khát vọng, sống là phải hưởng thụ và sống là phải thỏa mãn mọi nhu cầu dục vọng. Vì vậy, họ đã kết luận rằng giáo lý của Phật giáo là con đường đưa đến sự đoạn diệt sự sống.  Tất nhiên, Phật giáo không thể nào và không bao giờ là tôn giáo đoạn diệt sự sống. Trái lại, trên 26 thế kỷ tồn tại và phát triển của mình, giáo lý Phật giáo đang trở thành lý tưởng sống tốt đẹp cho con người trên khắp hành tinh này. Bởi lẽ, chỉ cần đọc qua những lời dạy căn bản của đức Phật dưới đây thì người ta có thể thấy rằng sự sống của con người và vạn vật đang được Phật giáo bảo vệ một cách nghiêm túc và có ý nghĩa: “Thật sự rằng, này Simha, Ta lên án những hành động, những cử chỉ, những hành động đưa đến tội lỗi bằng lời nói, bằng tư tưởng, bằng việc làm. Thật sự rằng, này Simha, Ta giảng dạy sự dập tắt, nhưng chỉ là sự dập tắt lòng kiêu hãnh, tham lam, những tư tưởng tội lỗi, và vô minh, mà không phải là sự dập tắt tính khoan dung, lòng yêu thương, nhân từ và chân lý”[10].

Chắc chắn rằng không có một nền văn hóa, văn minh nào trên thế giới này lại ca ngợi hay đồng thuận với những ý nghĩ, cử chỉ, hành động đưa đến tội lỗi, làm tổn thương đến cuộc sống của tự thân và tha nhân! Chắc chắn rằng không có dân tộc, tôn giáo nào lại khuyến khích, cổ vũ người ta nuôi dưỡng lòng kiêu hãnh, tham lam, những tư tưởng tội lỗi, vô minh, vốn là gốc rễ tạo nên mọi hình thái khổ đau trên thế gian này! Nếu như thế, nhân loại ngày nay sẽ không có lý do gì để phản đối đạo Phật vì những lời dạy đầy trí tuệ và nhân ái như thế.

Thử đọc thêm một đoạn thông điệp của ngài Antonio Gutteres gởi cho cộng đồng Phật giáo nhân ngày lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc-2018 chúng ta sẽ nhận chân được giá trị của tư tưởng này: “…Thế giới quan Phật giáo dạy chúng ta nhìn thấy rõ được chính mình như một phần quan trọng của thế giới, không phải làm chủ nhân của nó. Đạo Phật nhấn mạnh tinh thần khoan dung bất bạo động, giữ vững lập trường mạnh mẽ kêu gọi hòa bình. Từ việc kêu gọi hòa bình, thay đổi khí hậu, đến việc nhân quyền, chúng ta biết rõ những lời Phật dạycó liên quan thiết thực đến công việc của Liên Hiệp Quốc ngày nay. Bây giờ hơn bao giờ hết, tất cả chúng ta và các cộng đồng Phật giáo trên thế giới mỗi ngày phải thực tập bức thông điệp khoan dung, thiện cảm, và nhân bản đến với mọi người.”[11]

  1. Những thay đổi về tư duy của xã hội đương thời

Thêm vào đó, nếu chúng ta quan sát cách mà nhân loại ngày nay phản ứng trước những cuộc khủng hoảng thì sẽ nhận thức được chân giá trị của giáo lý trên; bởi vì ai cũng biết rõ rằng chính sách kinh tế của tư bản chủ nghĩa là sản xuất và tiêu thụ; thành công của nền kinh tế thị trường là kích thích được sở thích, lòng dục của người tiêu dùng; mục tiêu của nó là làm mọi cách để tiêu thụ tất cả sản phẩm đã được sản xuất. Rõ ràng, học thuyết kinh tế này đã đạt được mọi chỉ tiêu mà nó đề ra. Trong một thời gian dài, nhân loại đã xem nó như là cứu cánh của cuộc sống; người ta như ngất ngây với những tiện nghi cuộc sống do nó đem lại và trở thành kẻ miên hành trong thiên đường hưởng thụ và tiêu thụ. Nhưng, sau một thời gian tận dụng, khai thác mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ trên trời đến dưới biển, để phục vụ cho những cảm xúc, dục vọng vô đáy của chính mình, con người, cụ thể là những người chủ trương lối sống này, đã làm cho toàn bộ hệ sinh thái trên hành tinh này bị mất cân bằng. Từ đây, những thảm cảnh mà nhân loại khắp  thế giới đang gánh chịu khắp nơi như mưa không thuận, gió không hoà, bão táp, sóng thần, động đất, băng tan, là những hậu quả tất yếu của việc làm thiếu cân nhắc. Hiện tượng lũ lụt, sóng thần, thiên tai, hạn hán… mà con người thời nay phải gánh chịu từng ngày, từng giờ có thể được xem như là một sự tự vệ của thiên nhiên sau khi cơ thể của nó bị xâm phạm một cách thái quá. Nói theo ngôn ngữ của Arnold. J. Toynbee và D. Ikeda “Dường như không có gì để nghi ngờ rằng quyền lực kiểm soát môi trường của con người đã đạt tới một mức độ, mà ở đó quyền lực này sẽ dẫn đến sự tự diệt vong  nếu như người ta tiếp tục sử dụng nó để phục vụ tham vọng của mình…”[12]

Rất may, sau một thời gian miên hành trong thế giới hưởng thụ, nhân loại cũng đã tỉnh thức và nhận ra cái thảm họa đang cận kề. Từ đây, người ta bắt đầu nỗ lực kiếm tìm giải pháp để cứu vãn tình thế. Những hoạt động của các tổ chức như “Hòa Bình Xanh” (Green Peace), chống phát triển vũ khí hạt nhân, chống ô nhiễm môi trường, chống chặt cây phá rừng, v.v… là những phong trào tiêu biểu. Đặc biệt, trong tháng 03 năm 2009, để đối phó với sự khủng hoảng năng lượng, nhằm tránh sự cạn kiệt tài nguyên chất đốt, đồng thời nhằm hạn chế đưa vào không gian các chất phế thải độc hại (như khí CO2) làm ảnh hưởng đến tầng khí Ozon, hiệu ứng nhà kính và những thảm họa khác, quỹ Quốc Tế Bảo Vệ Thiên Nhiên (WWF) đã kêu gọi con người khắp thế giới hưởng ứng “GIỜ TRÁI ĐẤT” (Earth Hour). Nội dung của nó là kêu gọi mọi người tự nguyện không dùng đèn điện trong vòng một giờ (từ 20giờ 30 đến 21giờ 30- tính theo giờ địa phương). Những người tổ chức hy vọng rằng người dân của khoảng 1.000 thành phố sẽ tham gia “Ngày Trái Đất”; tuy nhiên, kết quả của nó lại vượt quá sự mong chờ. Theo kết quả thống kê, người dân của hơn 4.000 thành phố của trên 88 quốc gia đã đồng thanh hưởng ứng việc làm đầy ý nghĩa này trong năm 2009.  Cần nói thêm rằng vào tháng 03 năm 2007, khi phong trào “Giờ Trái Đất” được đề xướng, chỉ một thành phố duy nhất đáp ứng lời kêu gọi này: đó là thành phố Sydney của Úc; nhưng trong những năm gần đây, ngày lễ “Giờ trái đầy” này đã được con người trên khắp hành tinh này hưởng ứng một cách tự nguyện và tích cực. Hầu như không có đất nước nào trên thế giới không tham gia hoạt động đầy ý nghĩa và trí tuệ này. Hoặc thử quan sát cách mà người dân các nước có nền công nghệ phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Đức, Ý, v.v… phản ứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, ta sẽ nhận ra được những chuyển biến trong lối tư duy và cách hành xử của họ. Trước thời khủng hoảng, hưởng ứng phương châm của nền kinh tế thị trường là “sản xuất và tiêu thụ”, người ta mua sắm bất cứ cái gì họ thích, luôn đổi mới mọi tiện nghi trong cuộc sống, chạy theo thời mốt, từ chuyện quần áo, trang điểm… cho đến xe hơi, nhà ở. Lý do cho lối sống này là người ta muốn khoe khoang, tự hào sự giàu có, sang trọng, đẳng cấp của mình (hữu ái-bhavatanha) với thế giới còn lại. Nói theo ngôn ngữ của nhà phân tâm học người Đức, Erich Fromm, đặc điểm đời sống của nền kinh tế thị trường là trao đổi và tiếp nhận, là đổi chác và tiêu thụ; tất cả mọi thứ, cả tinh thần lẫn vật chất, tôn giáo, tâm linh, đều trở thành đối tượng để đổi chác và tiêu thụ, thậm chí chính con người cũng trở thành những món hàng để mua bán trong lãnh vực kinh doanh, thương mại.[13]

READ  Tiểu luận phân tích chiến lược marketing của Coca Cola |Trả lời trực tuyến
[external_link offset=1]

Nhưng trong thời gian gần đây, tư duy con người đang có chiều hướng thay đổi. Người ta chỉ sắm những thứ người ta cần chứ không mua những thứ người ta thích; người ta chỉ mua những phương tiện giao thông tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường, mà không mua những chiếc xe đắt tiền với dáng vẻ bóng lộn, sang trọng bề ngoài… Sự khủng hoảng của ngành xe hơi, sự chao đảo của các ngành thời trang cao cấp, xa xỉ đã nói lên quan niệm sống mới của người dân các xứ sở này. Có thể nói rằng, nguyên nhân của nó, một mặt, là do sự suy thoái kinh tế đã dẫn đến thái độ sống có vẻ tiêu cực này; nhưng mặt khác, vì nhận chân được mối hiểm họa đang đe dọa toàn bộ sự sống trên quả đất này đã khiến người ta hành xử một cách tỉnh táo hơn. Nói khác đi, với sự thay đổi này, nhân loại đã và đang nỗ lực để kiềm chế lòng khao khát, sở thích, dục vọng của mình, vốn là những nguyên nhân tạo ra tất cả sự khủng hoảng hiện nay. Đây chính là con đường để chấm dứt khổ đau mà đức Phật đã đề cập trong chân lý thứ ba (sự diệt khổ hay diệt Đế) của bài pháp Tứ Diệu Đế: “Ái diệt là Niết Bàn”[14].

  1. Khuynh hướng sống mới và giáo lý Trung Đạo của Phật giáo

 Chắc chắn rằng khi người ta từ bỏ một thói quen, một tập quán vốn đã trở thành tư duy và lối sống của họ, người ấy đã tìm thấy một lối sống khác có lợi ích hơn, đã đem đến an lạc và hạnh phúc cho họ; bởi vì, đối với con người, mục đích của cuộc sống không phải là cái hay, cái đẹp mà là hạnh phúc[15].Trong một chừng mực nào đó, hạnh phúc được hiểu như là sự hiện hữu các cảm giác thoải mái và vắng mặt các cảm giác khổ đau[16]. Thế nhưng, lối sống thực dụng, hưởng thụ vật chất (dục áikammatanha) để thỏa mãn cảm giác và cảm xúc mà con người thực nghiệm và từng trải bấy lâu nay dường như chưa bao giờ làm cho họ cảm thấy vừa đủ, vì trong lãnh vực khoái cảm vật chất, cảm giác khoái cảm của nó càng cao thì thời gian càng ngắn; cường độ khoái cảm trong lãnh vực vật chất luôn tỷ lệ nghịch với thời gian[17]. Rõ ràng, khi lòng dục không được thỏa mãn, khát vọng ấy sẽ thiêu đốt và thúc dục người ta lùng sục, tìm kiếm những cảm giác mới; tất nhiên, cường độ của chúng phải mạnh hơn các cảm giác trước. Đây là động cơ chính cho các ngành công nghiệp ra đời, sản xuất các phương tiện giải trí về vật chất, thậm chí cả những loại thuốc kích thích làm tổn thương đến sức khỏe và đời sống con người như thuốc lắc, thuốc phiện, cocaine, v.v… với mục đích làm thỏa mãn nỗi thèm khát cảm giác, cảm xúc của con người. Nghịch lý thay, càng hưởng thụ dục lạc người ta càng cảm thấy thèm khát vì sự thiếu thốn về nó và trở thành nô lệ cho chính khát ái của mình; tình huống này có thể ví như người đang khát nước mà lại vốc nước biển để uống và dĩ nhiên, người ta sẽ không bao giờ cảm thấy đã khát!

Nghiêm trọng hơn, trạng thái không thỏa mãn với khát ái, dục vọng (kammatanha) của bản thân khiến cuộc sống người ta rơi vào khủng hoảng với tâm lý luôn luôn trống trải và thiếu thốn. Người ta nhàm chán cảm xúc, nhàm chán bản thân, nhàm chán sự sống. Hệ quả của nếp sống trên là hành vi thác loạn, rượu bia say sưa, quậy phá nổi loạn và cuối cùng dẫn đến tự tử. Đây là biểu hiện của loại khát ái thứ ba (tức vô hữu ái-vibhavatanha), mà bài tham luận này đã nêu ở trên. Căn cứ theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc thống kê hằng năm, quốc gia có kỷ lục tệ hại nhất về cả việc giết người, tự tử, rượu chè là Hoa Kỳ, Đan Mạch, Tân Tây Lan và Thụy Điển. Tuy nhiên, khuynh hướng sống này không những đang bùng nổ ở các nước châu Âu, mà cũng đang diễn tiến một cách đáng lo ngại tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, v.v…[18].

Như thế, do nhận chân được những sai lầm trong cái thấy và cách suy nghĩ (đạo Phật gọi là tà kiến và tà tư duy), dẫn đến sự khủng hoảng trong mọi khía cạnh của đời sống, người ta mới có những bước chuyển biến và thay đổi sâu sắc trong lối tư duy và cách ứng xử của bản thân. Lối sống mà phần lớn con người thời nay chọn lựa chú trọng đến bình diện tinh thần. Thay vì lao mình vào trong những trò chơi nguy hiểm để tìm kiếm lạc thú, thay vì chạy đông chạy tây để tìm kiếm những phương tiện giải trí mới lạ, những loại thức ăn, thức uống, thuốc gây ra cảm giác kích thích cao độ, nhiều người lại thích đắm mình trong những không gian yên tịnh, môi trường sống thiên nhiên để cảm nghiệm sự thanh khiết của trời đất với một tâm hồn thanh thản. Nếu như ngày hôm qua người ta thích đến vũ trường, tụ điểm giải trí, phòng trà, quán nhậu để kiếm tìm cảm giác, cảm xúc nhằm lấp đầy sự trống trải của nội tâm trong thế giới âm thanh màu sắc đinh tai nhức óc, thì hôm nay phần lớn lại chọn mái ấm gia đình, bà con thân hữu để tận hưởng những giờ phút nghỉ ngơi quý báu trong tình cảm thân thương, trân quý của người thân sau những giờ phút lao động mệt nhọc. Nếu thời gian trước đây người ta chỉ nghĩ đến cuộc sống cá nhân, lợi ích cá nhân, tìm cách để thỏa mãn mọi cảm xúc riêng tư, thì ngày nay nhân loại đang mở rộng lòng mình để chăm sóc đến cuộc sống tha nhân, hạnh phúc của tha nhân, từ cuộc sống của các loài hữu tình cho đến sự sống của thế giới tự nhiên.

READ  tiểu luận cao học Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở đảng bộ xã long kiến, - Tài liệu text

Có thể nói rằng, nghệ thuật sống này đã chuyển tải đầy đủ tinh thần từ bi (metta-karuna) và trí tuệ (panna) của đạo Phật: Vì nhờ có trí tuệ mà người ta nhận biết đúng sai, lợi hại; nhờ từ bi mà người ta biết thương người và thương chính mình, thương cỏ cây, vạn vật. Dĩ nhiên, lối sống này đã và đang đưa đến nhiều lợi ích thiết thực cho người thực hành nó; vì sự chọn lựa này không chỉ giúp người ta tiết kiệm được tiền bạc, tài sản, bảo trọng được sức khỏe, góp phần vào việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, mà con đường sống hướng thượng này còn mang lại nhiều niềm hạnh phúc cho người thực hiện nó. Đối với tất cả mọi người, vấn đề lý tưởng tối cao và ý nghĩa của cuộc sống cốt yếu là vấn đề hạnh phúc[19]. Tất nhiên, hạnh phúc mà lối sống này đề cao là hạnh phúc tinh thần, vì theo Phật giáo, cảm thọ (hay cảm giác) liên hệ đến vật chất chỉ có giá trị bằng một phần mười sáu (1/16) so với cảm thọ (hay cảm giác), hạnh phúc do lòng từ đem lại[20]. Hơn thế nữa, theo kết quả nghiên cứu, yếu tố thời gian trong lãnh vực hạnh phúc tinh thần (hay tâm linh) có một vai trò khác biệt nếu so sánh với lãnh vực khóai cảm vật chất; cường độ cảm xúc tâm linh thì tỷ lệ thuận với thời gian; cảm xúc khóai cảm càng cao thì thời gian tồn tại của nó được kéo dài ra[21]. Đây là lý do tại sao càng ngày thế giới Âu Mỹ lại càng cảm thấy thích thú và bị cuốn hút bởi triết lý sống của Phật giáo, do vì sau khi ứng dụng lời dạy của đức Phật vào cuộc sống, những con người đầy kinh nghiệm cảm xúc này đã thực sự cảm giác được giá trị của lối sống đơn giản nhưng đầy hiệu quả này, như lời phát biểu giáo sư Rhys Davids sau đây: “Dầu là Phật tử hay không phải Phật tử, tôi nghiên cứu từng hệ thống tôn giáo lớn trên thế giới, và trong tất cả, tôi không tìm thấy trong tôn giáo nào có cái gì cao đẹp và toàn vẹn hơn Bát Chánh Đạo của đức Phật. Tôi chỉ còn có một việc làm là thu xếp nếp sống của tôi sao cho phù hợp với con đường ấy”[22].

Do vậy, có thể nói rằng nghệ thuật sống này sẽ là một trong những chọn lựa khôn ngoan cho những ai đang bối rối trước cơn lốc khủng hoảng này, bởi vì hiệu quả mà nó đem lại chuyên chở đầy đủ những chất liệu cần thiết mà hầu hết mọi người đang mong ước và kiếm tìm. Với việc ứng dụng chân lý thứ tư (con đường đưa đến sự diệt khổ hay đạo đế), gồm chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định, vào trong đời sống hằng ngày, hành giả sẽ lập tức cảm nhận được sự thanh thản, nhẹ nhàng, an tịnh, hạnh phúc luôn hiện diện trong từng bước đi, từng hơi thở của tự thân. Thêm vào đó, nghệ thuật sống này của Phật giáo còn có khả năng giúp con người tỉnh táo để từng bước giải quyết được mọi sự rối ren, khủng hoảng trong hiện tại, đồng thời thiết lập lại mọi giá trị sống cho cả thế giới con người lẫn thế giới tự nhiên.

Tài liệu tham khảo

Trung Bộ Kinh tập III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh

Tăng Chi Bộ Kinh tập IV

A.J Toynbee and D. Ikeda, Before It Is Too Late

  1. Fromm, Psychoanalysis and Zen Buddhism
  2. Fromm, The Art of Living, Harper, Collins Publishers

Will Durant, The Story of Philosophy

  1. Banzelade, Đạo Đức Học.

Trover Ling, Buddha, Max and God

Naranda, Đức Phật và Phật Pháp

[2] Tuy nhiên, những người nặng về duy tâm thi cho rằng đó là ân điển của thánh thần, thượng đế, đấng sáng thế….

[3] Trung Bộ Kinh III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh

[4] Trích Thông Điệp 2018 của Antonio Gutteres, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc “Buddhists and non-Buddhists alike can reflect on his life and draw inspiration from his teachings. Born a prince, he rose above self-interest and went into the world to help overcome human suffering. His teachings are based on the principle that compassion is central to enlightenment. And as such, his message of service to others is more relevant than ever. The world faces numerous challenges, from conflict to climate change, from prejudice to growing inequality.We see people turning inwards. And we see a crisis of solidarity. The Buddha’s teachings can inspire us to become global citizens.”

[5] A.J. Toynbee and D. Ikeda, Before It is Too Late, Tokyo-Newyord –London, 1978..

[6] E. Fromm, Psychoanalysis and Zen Buddhism, tr. 78-79

[7] Theo Phật giáo, cực đoan thứ hai là triết lý thường hằng. Hai cực đoan đức Phật luôn khuyên mọi người cần phải tránh xa.

[8] Kinh Tương Ưng V, Trung Bộ III, Đế Phân Biệt Tâm

[external_link offset=2]

[9] Kinh Trung Bộ III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh

[10] Kinh Tương Ưng Bộ

[11] Trích Thông Điệp 2018 của Antonio Gutteres, Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc …The Buddhist world view teaches us to see ourselves as a part of this world and not as its masters. And Buddhism’s emphasis on non-violence stands as a powerful call for peace. From peace, to climate change, to human rights, we see how much the teachings of the Buddha are so relevant in the work of the United Nations today. Now more than ever, Buddhist communities and all of us must give every day meaning to the Buddha’s message of tolerance, empathy and humanism.

We must resist those who seek to twist a call for love into a cry for hate.”

[12] A.J. Toynbee and D. Ikeda, Man Himself Must Choose,tr. 43

[13] Erich Fromm, The Art of Living.

[14] Trung Bộ Kinh III, Đế Phân Biệt Tâm Kinh

[15] Will Durant, The Story of Philosophy.

[16] Sđd.

[17] G. Banzelade, Đạo Đức Học.

[18] Trover Ling, Buddha, Max and God

[19] G. Banzelade, Đạo Đức Học.

[20] Đại Tạng Kinh Việt Nam, Kinh Tăng Chi Bộ, Tập IV

[21] G. Banzelade, Đạo Đức Học.

[22] Nàrada Thera, The Buddha and His Teaching [external_footer]

See more articles in the category: Tiểu luận