Tiểu luận tiếng Việt thực hành |Traloitructuyen.com

Or you want a quick look: Lời cam đoan

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiếng Việt thực hành Bùi Minh Toán Pdf
  • Tiếng Việt thực hành PDF
  • giáo trình tiếng việt thực hành bùi minh toán lê a - đỗ việt hùng pdf
  • Bài tập Tiếng Việt thực hành có đáp an
  • Giáo trình tiếng Việt và tiếng Việt thực hành pdf
  • Giáo trình tiếng Việt và tiếng Việt thực hành lã Thị Bắc Lý PDF
  • Giải bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt thực hành
  • Tiếng Việt thực hành Hà Thúc Hoan pdf
 
Tiểu luận tiếng Việt thực hành

Tiểu luận tiếng Việt thực hành

 

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan bài nghiên cứu khoa học này do chính tôi làm. Trong quá trình làm bài chúng tôi không có sao chép bất cứ tài liệu nào nếu có gì xảy ra chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Danh mục các bảng biểu và đồ thị

  1. Bảng biểu:

Bảng biểu 1:  So sánh nghĩa từ địa phương................................................................9

Bảng biểu 2: Khảo sát từ địa phương trong truyện ngắn và truyện vừa.............. .........................13

Bảng biểu 3: Biểu hiện từ địa phương các vùng ở Việt Nam.............................. 14

Bảng biểu 4: Khảo sát từ địa phương ở 100 người tại Huyện Gò Công Đông.. 15

Bảng biểu 5: Từ địa phương Nam Bộ và Bắc Bộ................................................. 15

Bảng biểu 6: Khảo sát từ lớp từ khẩu ngữ trên 100 người.................................. 16

  1. Biểu đồ:

Biểu đồ 1: Đồ thị khảo sát từ địa phương trong 25 truyện ngắn và  truyện vừa 13

Biểu đồ 2:  Đồ thị thể hiện số từ địa phương thu thập xuất hiện ở tỉ lệ %........ 13

Biểu đồ 3: Đồ thị khảo sát trên 100 người sử dụng  từ địa phương................... 15

Biểu đồ 4: Đồ thị khảo sát lớp từ khẩu ngữ trên tờ báo Công an....................... 16

Mở đầu

0.1-          Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:

0.1.1-   Lý do chọn đề tài:

TV là công cụ học tập, giao tiếp ở VN và thế giới. Vấn đề dùng từ trong tiếng Việt này đã được NC về lý thuyết và đưa vào ứng dụng, trong thực tế có kết quả tốt. Tuy nhiên, từ thực tế đó, nhất là khi áp dụng khảo sát ở thực tế vấn đề từ địa phương và khẩu ngữ ở thực tế cho thấy còn cần phải tiếp tục hoàn thiện ở mặt cách dùng từ trong TV. Vì lý do đó, chúng tôi chọn đề tài tìm hiểu từ địa phương và khẩu ngữ trong TV để nghiên cứu và ứng dụng từ địa phương và khẩu ngữ ở Nam Bộ.

0.1.2- Mục đích nghiên cứu:

Đề tài NC một vài vấn đề về từ địa phương và khẩu ngữ trong TV, nhằm đạt một mục đích cụ thể từ trong TV và ứng dụng từ ngữ và khẩu ngữ ở Nam Bộ.

0.2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

0.2.1- Do vấn đề dùng từ trong TV là vấn đề cơ bản trong chuyên ngành TVTH, nên từ những năm qua đã được nghiên cứu và đã có nhiều ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này. Chẳng hạn, ý kiến của tác giả Nguyễn Đức Dân.

0.2.2- Phân loại ý kiến: 2 loại ý kiến: Nhóm ý kiến và tác giả đồng tình với quan điểm của người viết đề tài TL, nhóm ý kiến không đồng tình. Tóm tắt vài ý kiến và tác giả tiêu biểu từ những sách đã NC.

0.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

0.3.1- Đối tượng nghiên cứu: Ở đây tác giả nghiên cứu một đối tượng là từ địa phương và khẩu ngữ trong TV.

0.3.2- Phạm vi NC: Ở đây tác giả xác định phạm vi NC là phần khảo sát từ địa phương và khẩu ngữ ở Nam Bộ.

0.4- Phương pháp NC và nguồn tài liệu:

0.4.1- Phương pháp NC: Gồm 2 phần: Xác định phương pháp NC khoa học chung và phương pháp NC khoa học ngành cần áp dụng để NC đề tài.

0.4.2- Nguồn tài liệu:

0.4.2.1- Bình diện đồng đại: Xác định đây là nguồn tài liệu chính, nên đề tài NC vấn đề đồng đại. Gồm 2 nguồn: Tài liệu chính thống: là nguồn tài liệu chính, gồm các giáo trình, các tài liệu tham khảo chuyên ngành trong chương trình học và có ở các thư viện Quốc gia, thư viện trường…tài liệu tự thu thập: Báo chí các loại, các trang web, các sách báo của các tác giả trong và ngoài nước, tài liệu điền dã thuộc đồng đại (hiện tại).

0.4.2.2- Bình diện lịch đại: Gồm các tài liệu chính thống và tự thu thập thuộc lịch đại (trước đây) cần thiết cho đề tài.

0.5- Những đóng góp của tiểu luận:

0.5.1- Về măt lý luận: Như đã xác định ở phần lý do chọn đề tài, mục đích NC, đề tài đang NC còn nhiều thiếu sót về lý luận, việc NC thành công đề tài này sẽ đóng góp vào vấn đề dùng từ trong TV.

0.5.2- Về mặt thực tiễn: Từ thành công về mặt lý luận, đề tài sẽ có đóng góp vào ứng dụng vấn đề dùng từ trong TV nhất là ở bậc đại học.

0.6- Bố cục tiểu luận:

Mở đầu (Dẫn nhập, giới thiệu, tổng quan…)

Chương 1: Tìm hiểu từ địa phương và khẩu ngữ trong TV:

READ  TIỂU LUẬN bảo tồn tài NGUYÊN và bảo vệ môi TRƯỜNG BIỂN |Traloitructuyen.com

Chương 2: Khảo sát từ địa phương và khẩu ngữ ở Nam Bộ:

Kết kuận:

 CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ KHẨU NGỮ:

  1. Từ địa phương:

1.1- Từ địa phương là những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi lãnh thổ địa phương đó. Như vậy, khái niệm từ địa phương trước hết nhằm vào những khác biệt về mặt từ vựng chứ không phải là những khác biệt về mặt ngữ âm. Sự khác biệt chẳng hạn như: lắt lẻo – lắc lẻo, gập ghềnh – gập ghình,... không phải là mục tiêu chú ý của từ vựng.

1.2- Có những con đường khác nhau đã dẫn tới sự hình thành những kiểu phương ngữ khác nhau:

1.2.1- Do sự vật được gọi tên chỉ có ở một vài địa phương nhất định nên tên gọi của chúng trở thành từ địa phương. Loại này, trong từ vựng chung của toàn dân tộc không có từ tương ứng với chúng.

Ví dụ: nhút, lớ, (quả) tắt, chẻo... (phương ngữ Trung Bộ), sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, tràm, trâm bầu, chao,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam).

1.2.2- Có những từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm. Ví dụ: ngái – xa, nỏ – không, rào – sông, rú – núi, mô – đâu, tê – kia, rứa – thế, chộ – thấy, trốc – đầu, nhủ – bảo, xán – đập/ném,... (phương ngữ Trung Bộ); má – mẹ, điệp – phượng, mè – vừng, muỗng – thìa, lượm – nhặt, mắc cỡ – xấu hổ,... (phương ngữ Nam Trung Bộ và Nam Bộ).

1.2.3- Nhiều từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay. Dạng cổ đó được bảo toàn trong một địa phương, còn dạng mới, dạng hậu kì của chúng thì đi vào từ vựng chung. Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau ở một bộ phận ngữ âm nào đó mà thôi. Ví dụ: gấy – gái, chí – chấy, nác – nước, kha – gà, khót – gọt, cúi – gối, ví – với,..

1.2.4- Kiểu từ địa phương thứ tư là những từ đồng âm với từ trong từ vựng chung. Có hai khả năng có thể dẫn tới tình hình này: Một là chúng quan hệ đồng âm thuần tuý, ngẫu nhiên, hai là do trước đây, chúng vốn chỉ là một từ, nhưng một địa phương nào đó đã chuyển đổi đối tượng gọi tên của từ đi, theo những chiều hướng khác nhau; hoặc ngược lại, từ trong từ vựng chung đã chuyển đổi đi như thế. Chúng ta có thể so sánh những ví dụ sau đây:

Từ         Nghĩa chung          Nghĩa trong phương ngữ Nam Bộ

ốm          có bệnh                            gầy

hòm vật  hình hộp để đựng đồ đạc   săng, quan tài

thằn lằn   thằn lằn                          thạch sùng

kiềng      bếp kiềng                          rế

Bảng biểu 1: So sánh từ địa phương.

1.3- Các biến dạng địa phương của ngôn ngữ về mặt này hay mặt khác, hiện đang tồn tại như một tất yếu. Điều đó, một mặt nói lên rằng ngôn ngữ thống nhất của dân tộc vẫn tồn tại và thể hiện trong tính đa dạng của nó; mặt khác, lại nói lên rằng sự tồn tại các tiếng địa phương là kết quả của những diễn biến lịch sử xã hội rất khác nhau. 2.- Lớp từ khẩu ngữ:

2.1- Về mặt cấu trúc hình thức, các từ ngữ thuộc lớp này khi đi vào hoạt động giao tiếp, ít nhiều có thể “tự do, phóng túng” nếu điều kiện cho phép. Nói cách khác, chúng có nhiều khả năng biến đổi cấu trúc vốn có của mình.

Ví dụ:

Tách rời ra và chen thêm những yếu tố khác vào:

học hành – học với hành, học với chả hànhchồng con – chồng với con

Tăng cường các dạng láy hoặc lặp lại từ:

ông – ông ông ênh ênhđàn ông – đàn ông đàn angcon gái – con gái con đứa

 2.2- Ưa dùng những từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Ví dụ: lo thắt ruột, chờ đỏ mắt, đánh sặc tiết, chạy bở hơi tai, chẻ xác ra, no đòn, cứng họng, (tức) sôi máu, (giận) tím mặt,...

2.3- Chấp nhận những lối xưng hô thân mật hoặc đậm màu sắc bày tỏ thái độ. Bên cạnh đó là những từ ngữ có sắc thái thông tục, thậm chí thô thiển. Chẳng hạn, về xưng hô, có thể dùng: mày, tao, cậu, tớ, mình, chúng mình, bọn mình, y, hắn, hắn ta, bọn nó, tụi nó, thằng, thằng cha, con mẹ, mụ, con mụ, mụ ta,... Về những từ đánh giá hoặc miêu tả hành vi, có: ngu, tồi, mèng, chẳng ra chó gì, chẳng nước mẹ gì, ăn thua gì, ăn thua mẹ gì, nước non gì, ăn vàng ăn bạc gì, biết tay, phải lòng, cực, cực kì, nghiêm, gìn,...

2.4Rất ưa dùng các quán ngữ, thành ngữ để đưa đẩy, rào đón, hoặc diễn đạt cho sinh động.

Ví dụ: của đáng tội, có đời thuở nhà ai, thôi thì..., thì đã đành là vậy, nó chết một nỗi (một cái) là..., đánh đùng một cái, ấm ớ hội tề, chầu rìa hút thuốc vặt, tuần chay nào cũng có nước mắt, ai biết quan đái mà hạ võng, luỵ như luỵ đò,...

READ  tiểu luận cao học công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới - Tài liệu text

Thậm chí, đôi khi để tỏ thái độ thân thương, quý mến của các bậc cha chú, ông bà,... đối với trẻ em, người ta còn dùng cả những lời “mắng yêu” nghe chừng rất thông tục như: thằng chó con, con cún con, cha bố (cô, cậu),...

2.5Sắc thái khẩu ngữ và biểu cảm của lớp từ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự hiện diện và hoạt động của những từ thưa gửi (dạ, thưa,...), các từ ngữ cảm thán (ôi, ối, ôi trời, trời ơi, trời đất ơi, cha mẹ ơi,...), ở các ngữ khía từ (à, ư, nhỉ, nhé)...

Mặt khác, việc dùng các từ ngữ với sắc thái nghĩa mới, hoặc kèm theo những nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời,... khá phổ biến. Bởi lẽ giản dị là: Khẩu ngữ ít nhiều “phóng túng” về mặt chuẩn tắc.

Tuy vậy, dầu thế nào đi nữa thì cũng phải khẳng định lại rằng tính thông tục của khẩu ngữ nói chung và từ vựng khẩu ngữ nói riêng, không phải là sự nói tục và các từ tục. Nếu không thấy sự khác biệt về bản chất này, lạm dụng các từ tục thì sẽ dẫn đến chỗ làm vẩn đục ngôn ngữ, phá mất cái gọi là thẩm mĩ ngôn ngữ, thậm chí vi phạm đạo đức trong giao tiếp.

Tóm lại từ địa phương và khẩu ngữ được xem như nơi bảo tồn được những chứng tích xa xưa của ngôn ngữ dân tộc. Trong nhiều khía cạnh khảo sát, xử lí đối với từ địa phương, việc tìm tòi những tàn dư cổ còn sót lại trong đó, là điều rất có giá trị và đáng chú ý. Và để cho làm rõ vấn đề này tác giả xin được trình bày phần ứng dụng.

Chương 2: Khảo sát từ địa phương và khẩu ngữ ở Nam Bộ:

1-Khảo sát về từ địa phương:

1.1- Tư liệu chúng tôi khảo sát sử dụng ở đây là các tác phẩm văn học đã được xuất bản trong giai đoạn 1945–1975 viết về đề tài miền Nam do một số tác giả miền Nam viết. Mỗi từ thống kê một lần, không tính đến số lần chúng được lặp lại (đối với cả các tác giả và tác phẩm khác nhau). Rất có thể các TĐP được thống kê ở đây cũng sẽ gặp trong một số TP của các tác giả ở các vùng khác nhau. Để có cách nhìn khách quan, chúng tôi đã đối chiếu những từ thu thập được với "Từ điển đối chiếu TĐP" (Nxb Giáo Dục, 1999) do Nguyễn Như Ý chủ biên để xem TĐP đó có phải là từ miền Nam hay không (vì đây là quyển từ điển duy nhất chú rõ vùng). Khi chọn tư liệu, chúng tôi tập trung chủ yếu khảo sát mảng văn xuôi (truyện ngắn và truyện vừa) với hi vọng có thể khảo sát được ở nhiều đề tài của các tác giả khác nhau.

Qua tìm hiểu và NC:  khảo sát 25 truyện ngắn, 1 truyện vừa (xem phần trích dẫn tư liệu) với tổng số là 2302 trang, chúng tôi thu thập được 403 TĐP miền Nam. Tuy nhiên, nếu số trang tư liệu thống kê càng nhiều thì tỉ lệ TĐP thu thập được so với số trang sẽ giảm xuống vì có nhiều TĐP được lặp lại.  Trong số 403 TĐP được thu thập, có 56 từ chỉ các hoạt động của chiến tranh mới được dùng trong giai đoạn này. VD: chống càn, ruồng bố, càn, bưng biền,... 49 từ không có từ tương đương trong tiếng phổ thông, chỉ các đồ vật và sản vật ở miền Nam. VD: trâm bầu, bình bát, xuồng ba lá, tam bản, khăn rằn, phảng, chùm ruột, lục bình,... 87 từ là biến thể ngữ âm. VD: chánh trị, bữa hổm, gởi, tánh mạng, sanh, tợ, suôi gia, nói trổng, ngưng, thâu, ngoải, nhểu,... 221 từ là các biến thể từ vựng khác. Ví dụ: dưa leo, hớt tóc, đổ thừa, ớt hiểm, nước miếng, sình, rầy, trái cây, chết xỉu, nói dóc, ở trần,... Hầu hết những TĐP này đều được thu thập trong "Từ điển đối chiếu tiếng địa phương" và có tần số xuất hiện tương đối nhiều (thường không dưới 3 lần). Chúng không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại của các nhân vật mà còn xuất hiện nhiều trong lời dẫn truyện của tác giả và rất tự nhiên, khiến người đọc không có cảm giác bị tắc nghẽn khi gặp những cách nói mang tính địa phương.

 

Số từ thu thập (từ)      Tỉ lệ (%)  Tổng số từ địa phương thu thập (a)                             403               100

(b)                             56                  12

(c)                             49                  10

(d)                             87                  18

(e)                            221                 60

Bảng biểu 2: Khảo sát từ địa phương trong truyện ngắn và truyện vừa

Đơn vị: từ

Biểu đồ 1: Đồ thị khảo sát từ địa phương trong 25 truyện ngắn và  truyện vừa

Biểu đồ 2: Đồ thị thể hiện số từ địa phương thu thập xuất hiện ở tỉ lệ %

1.2- Từ địa phương có sự đối lập về ngữ âm: là những từ ngữ địa phương chỉ cùng khái niệm với từ toàn dân những có ngữ âm khác.

READ  Th True Milk - PDFCOFFEE.COM

1.3- Qua khảo sát Miền Tây Nam Bộ người dân sử dụng từ địa phương:

Bắc con cá gô bỏ dô gổ nó kiu gột gột (Bắt con cá rô bỏ vô rổ nó kêu rột rột.) Bắt con cá lóc nướng trui

Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa.

Qua những câu trên nhận thấy từ địa phương sử dụng có tính biểu cảm mang đậm bản chất của con người địa phương.

Và các từ địa phương sau được khảo sát trên 100 người tại Huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang):

Các từ địa phương khảo sát trên 100 người

Nghĩa của từ khảo sát

Số lượng khảo sát (người)

Từa lưa, tùm lum Không ra gì

60 Sắp nhỏ Lũ trẻ, mấy đứa con trong nhà

80 Ba gai Làm quấy, kiếm chuyện

70 Quởn Rảnh

50 Mình ênh Một mình

 

Bảng biểu 4: Khảo sát từ địa phương ở 100 người tại Huyện Gò Công Đông.

Đơn vị: người

Biểu đồ 3: Đồ thị khảo sát trên 100 người sử dụng  từ địa phương.

2- Khảo sát về phần khẩu ngữ:

Trường hợp từ ngữ có sắc thái đánh giá cực đại theo chiều nào đó để cường điệu sự đánh giá của người nói, lôi cuốn sự chú ý của người nghe. Ví dụ: lo thắt ruộtchạy bở hơi tai, chẻ xác ra, cứng họng, (tức) sôi máu, (giận) tím mặt,...

Khảo sát trên 1 tờ báo công an nhận thấy một số từ khẩu ngữ có sắc thá cực đại được sử dụng như: no đòn, đánh sặc tiết, chờ đỏ mắt.

Khảo sát trên 100 câu gồm có các từ ( no đòn, đánh sặc tiết, chờ đỏ mặt)

Bảng biểu 6: Khảo sát từ lớp từ khẩu ngữ trên 100 người

                      Đơn vị : lần

Biểu đồ 4: Đồ thị khảo sát lớp từ khẩu ngữ trên tờ báo Công an.

Qua phần ứng dụng thực tế nay giúp người đọc cũng như tác giả hiểu thực tế hơn về từ địa phương và khẩu ngữ trong tiếng Việt. Và để cho vấn đề tìm hiểu này hoàn hảo hơn tác giả sẽ có những nhận định và kiến nghị như sau.

KẾT LUẬN:

Qua kết quả NC nhận thấy ngôn ngữ khu vực nhưng được sử dụng rộng rãi với hơn 1/3 dân số cả nước, tiếng miền Nam (phương ngữ Nam Bộ là hạt nhân) được xem là một phương ngữ lớn - nơi có sự phát triển kinh tế năng động, văn hoá phong phú, một "phương ngữ mạnh" và có vai trò đặc biệt đối với tiếng Việt

Đặc điểm của hai cuộc kháng chiến ở miền Nam những năm 1945–1975 đã tạo cho phương ngữ Nam có điều kiện trở nên gần gũi với đồng bào cả nước và có một số lượng khá lớn các từ và khái niệm mới chỉ các hoạt động chiến tranh. Đây là cơ sở để một mảng từ địa phương xuất hiện và nhanh chóng thâm nhập vào ngôn ngữ toàn dân, bổ sung và làm phong phú thêm cho vốn từ tiếng Việt.

Mặc dù còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nhưng qua tư liệu một số tác phẩm văn học có đối chiếu với từ điển, chúng tôi đã phần nào thấy được sự thâm nhập của từ địa phương miền Nam vào ngôn ngữ toàn dân qua một giai đoạn có nhiều biến động của hoàn cảnh xã hội cũng như của ngôn ngữ. Đồng thời, qua đó chúng tôi cũng thấy được vị thế của từ địa phương trong mối quan hệ với ngôn ngữ toàn dân: Luôn vận động và mở rộng phạm vi để thâm nhập vào vốn từ toàn dân. Điều đó phản ánh đúng xu thế phát triển của ngôn ngữ nói chung và của phương ngữ nói riêng.

Cần có những đề nghị về việc vận dụng từ địa phương ở các trường phổ thông nhằm để duy trì và bảo tồn tiếng Việt. Ngày nay có một số thầy cô không cho học sinh dùng từ địa phương như vậy sẽ làm mất đi sự phát triển của tiếng Việt vì thế cần có sự chú ý và quan tâm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Tiếng Việt:
  2. Hà Thúc Hoan, Tiếng Việt thực hành, Nxb GD, Hà Nội, 1996.
  3. Nguyễn Đức Dân, Tiếng Việt (dùng cho đại học đại cương), Nxb GD, Hà Nội.
  4. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng, ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb GD, Hà Nội, 1986.
  5. Nguyễn Đức Dân, Cơ sở dẫn luận ngôn ngữ học, ĐHTH TPHCM, 1995.
  6. Hồ Lê, Dẫn luận ngôn ngữ học, Đại học Mở- Bán công TPHCM, 1995.
  7. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Giáo trình tiếng Việt, Nxb GD, 1994.
  8. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt. Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, H, 1975
  9. Bùi Tất Tươm (chủ biên), Giáo trình tiếng Việt, Nxb GD, 1994.
  10. Tiếng Anh:
  11.      Mác- ăngghen- Lênin, Bàn về ngôn ngữ, Nxb, Hà Nội, 1962.
  12.      V.B. Kaevich, Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương (Bản dịch tiếng việt), ĐHTH Hà Nôi,1982.
  13.      F. de. Sausure, Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb KHXH, Hà Nội, 1973.

 

Traloitructuyen.com cũng giúp giải đáp những vấn đề sau đây:

  • Tiếng Việt thực hành Bùi Minh Toán Pdf
  • Tiếng Việt thực hành PDF
  • giáo trình tiếng việt thực hành bùi minh toán lê a - đỗ việt hùng pdf
  • Bài tập Tiếng Việt thực hành có đáp an
  • Giáo trình tiếng Việt và tiếng Việt thực hành pdf
  • Giáo trình tiếng Việt và tiếng Việt thực hành lã Thị Bắc Lý PDF
  • Giải bài tập trong Giáo trình Tiếng Việt thực hành
  • Tiếng Việt thực hành Hà Thúc Hoan pdf
See more articles in the category: Tiểu luận